【bảng xếp hạng colombia primera a】Quýt đường Long Trị từ gần 300ha nay chỉ còn khoảng 4ha: Phục hồi ra sao ?
Thị xã Long Mỹ nói riêng và Hậu Giang nói chung đang kỳ vọng khôi phục lại diện tích quýt đường Long Trị,đườngLongTrịtừgầnhanaychỉcnkhoảnghaPhụchồbảng xếp hạng colombia primera a một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh. Khởi đầu từ việc phục hồi, nhân rộng giống cây sạch bệnh và phát triển bền vững loại cây này.
Nghiên cứu phục tráng giống quýt đường Long Trị là một trong những định hướng rất được quan tâm.
Đặc sản nổi tiếng đến giờ còn nổi tiếng, nhưng...
Quýt đường Long Trị là đặc sản nổi tiếng của thị xã Long Mỹ nói riêng và Hậu Giang nói chung. Những năm cuối thế kỷ XX, quýt đường Long Trị phát triển mạnh mẽ và trở thành cây trồng chủ lực tại xã Long Trị và xã Long Trị A ngày nay. Ở thời kỳ “vàng son”, thị xã Long Mỹ có đến gần 300ha đất trồng quýt đường. Với hương vị thơm ngon, loại cây này được thị trường ưa chuộng và mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình.
Thời gian qua, thương hiệu quýt đường Long Trị đã được tỉnh quan tâm, bảo hộ. Năm 2014, tỉnh thành công trong việc xây dựng nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị”. Để quản lý và phát triển bền vững thương hiệu đặc sản này, từ năm 2019 đến năm 2022, tỉnh triển khai thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” dùng cho sản phẩm quýt đường của tỉnh Hậu Giang”.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI, việc trồng quýt đường Long Trị dần gặp nhiều khó khăn do mực nước dâng cao và sự tấn công của bệnh vàng lá gân xanh. Nhiều hộ nông dân trồng quýt đường phải chuyển đổi sang các loại cây trồng khác như: sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, mít Thái siêu sớm,… Thống kê, hiện nay, toàn thị xã Long Mỹ chỉ còn khoảng 4ha đất trồng quýt đường. Trong đó, có khoảng 0,5ha đang cho trái, tuy nhiên, một số vườn hiện cũng đã xuống cấp.
Theo ông Huỳnh Ngọc Trương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ: “Thương hiệu quýt đường Long Trị đã có từ nhiều năm nay. Trước thực trạng hiện tại, chúng tôi mong muốn kết hợp để khôi phục lại loại cây này. Chúng tôi đang có khoảng 20ha đất của các hộ nông dân sẵn sàng trồng lại quýt đường. Nếu trồng có chất lượng cao, chúng tôi sẽ nhân rộng ra thêm ở các hộ, các vùng lân cận để giữ thương hiệu quýt đường và có sản phẩm tốt để bán trên thị trường”.
Kỳ vọng phục hồi
Là một trong số ít hộ nông dân còn trồng quýt đường tại địa phương, anh Đoàn Văn Phi, ở ấp 8, xã Long Trị, vẫn có nhiều niềm tin vào khả năng phục hồi của loại cây này. Trong khu vườn có diện tích 0,3ha, anh Phi đang trồng khoảng 400 cây quýt đường. “Trước đây, tôi trồng quýt cũng bị hư nhiều và phải bỏ. Nhưng sau khi trồng lại, tôi chú ý kỹ thuật và xử lý phân thuốc nên thấy cũng dễ. Ở vùng đất này, nếu có cây giống tốt và biết áp dụng kỹ thuật thì vẫn có thể trồng quýt đường được”, anh Phi chia sẻ.
Hiện nay, vấn đề nước ngập đã cơ bản được kiểm soát khi thị xã Long Mỹ quan tâm, đầu tư xây dựng đê bao khép kín tại địa phương. Tuy nhiên, tình trạng cây quýt đường bị nhiễm bệnh vẫn còn diễn ra. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều hộ nông dân e ngại khi có dự định trồng lại loại cây này. Do đó, việc tạo giống cây sạch bệnh để cung cấp cho người dân là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trước kỳ vọng phục hồi quýt đường Long Trị của thị xã Long Mỹ nói riêng và Hậu Giang nói chung, mới đây, Đoàn công tác của Viện Cây ăn quả miền Nam, cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đã có chuyến khảo sát thực tế và làm việc với UBND thị xã Long Mỹ. Nắm bắt thực trạng trồng quýt đường, khả năng phục hồi và nhu cầu của địa phương. Từ đó, có định hướng cụ thể để triển khai thực hiện các đề tài, dự án phục hồi và phát triển bền vững loại cây này.
TS. Võ Hữu Thoại, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết: “Viện có nhiều kinh nghiệm trong việc lai tạo giống, đặc biệt là các giống cây ăn quả lâu năm. Với cây quýt đường Long Trị, chúng tôi có 2 đề xuất, trước mắt chúng ta phục tráng cho giống cây trở lại với chất lượng như ban đầu. Từ giống quýt đó, chúng ta sẽ nghiên cứu lai tạo những giống quýt mới mang thương hiệu đặc trưng cho Hậu Giang”.
Kỳ vọng rằng, trong thời gian tới, qua việc phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác, quýt đường Long Trị sẽ được phục hồi và phát triển bền vững. Qua đó, mang lại giá trị kinh tế và góp phần đưa thương hiệu nông sản Hậu Giang vươn xa trên thị trường.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa
- ·Cơ hội và thách thức cho ông Putin
- ·Mỹ rơi vào thế bị cô lập vì vấn đề Jerusalem
- ·Lo khó thực thi lệnh ngừng bắn ở Syria
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia
- ·Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác thương mại với Malaysia
- ·Báo chí Ấn Độ: Kinh tế phải là trọng tâm của quan hệ Việt Nam
- ·Bộ Chính trị làm việc về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020
- ·Đổi màu xe đi chơi tết…
- ·Xử nghiêm hướng dẫn viên TQ 'chui' ở Hội An
- ·Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm việc tại Lào
- ·Báo Công Thương “chắp cánh ước mơ” cho học sinh nghèo vượt khó tỉnh Thái Bình
- ·Ngày này năm xưa 1/2: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Tổng công ty Giấy, Tổng công ty Xăng dầu
- ·Nợ đọng xây dựng nông thôn mới giảm nhanh
- ·Xin hãy cứu bé ung thư mồ côi cha mẹ
- ·Masan nói không bán mì Omachi bị tiêu hủy ở Đài Loan
- ·Việt Nam và Argentina thỏa thuận thúc đẩy trao đổi thương mại
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
- ·Hậu li hôn, mẹ muốn giành quyền nuôi con
- ·Xứ Truồi mít ngọt thơm dâu