【ket qua bong sa】‘Đậm đà’ thêm chế tài để tăng hiệu quả thực hiện kiến nghị kiểm toán
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Thành,Đậmđàthêmchếtàiđểtănghiệuquảthựchiệnkiếnnghịkiểmtoáket qua bong sa Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước khi trao đổi với phóng viên TBTCVN nhân dịp Xuân mới Kỷ Hợi 2019.
* PV:Thưa ông, năm 2018, KTNN đã để lại dấu ấn với nhiều kết quả tích cực cả trong chuyên môn và quan hệ quốc tế. Xin ông cho biết khái lược về một số kết quả nổi bật đạt được của KTNN năm 2018?
- Ông Nguyễn Quang Thành:Năm 2018, hoạt động kiểm toán của KTNN tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện cả về năng lực, hiệu lực và hiệu quả. Đến nay, KTNN đã hoàn thành 253/253 cuộc kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán. Các cuộc kiểm toán đã kết thúc đều thực hiện đúng mục tiêu, nội dung kiểm toán và tiến độ đề ra; chấp hành tốt quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước.
Ông Nguyễn Quang Thành |
Tổng hợp sơ bộ đến ngày 31/12/2018, KTNN đã kiến nghị xử lý 89.600 tỷ đồng, trong đó tăng thu, giảm chi NSNN (44.466 tỷ đồng) tăng 18,39% so với năm 2017 (37.556 tỷ đồng), cao nhất từ trước đến nay; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và thay thế 115 văn bản pháp luật nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách và việc tổ chức thực hiện quy định của nhà nước tránh thất thoát, lãng phí, nhất là những thiếu sót, bất cập trong việc: Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng; quản lý các dự án trọng điểm quốc gia, thực hiện hợp đồng BT, BOT; quản lý hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghệ cao; công tác cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước...
Ngoài ra, KTNN đã chuyển hồ sơ 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, cung cấp kịp thời 146 báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng.
Đây là năm đổi mới hoạt động KTNN ngay từ khâu kế hoạch chủ động phối hợp với Thanh tra các cấp công khai đầu mối kiểm toán, dự án đầu tư chi tiết để chống trùng lắp, chồng chéo. Đồng thời, KTNN ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán để nâng cao kết quả và phát hành 253/253 báo cáo kiểm toán trước thời hạn.
Về hợp tác quốc tế, năm 2018 đánh dấu sự phát triển lớn mạnh và nỗ lực nâng cao vị thế của KTNN Việt Nam trong cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế và khu vực, trong đó nổi bật là sự kiện KTNN Việt Nam đã tổ chức rất thành công Đại hội các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14), với sự tham gia của các đoàn đại biểu quốc tế đại diện cho các cơ quan kiểm toán tối cao đến từ 46 quốc gia thuộc khu vực châu Á. Tại Đại hội, KTNN Việt Nam đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018 - 2021. Đây là cơ hội để KTNN khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với các cơ quan kiểm toán tối cao thành viên và các tổ chức quốc tế.
Năm 2019 là năm đầu tiên một số dự án, chương trình có quy mô và phạm vi tương đối lớn được KTNN lựa chọn để tổ chức thành các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập. Ảnh: PV. |
* PV:Trong báo cáo của KTNN gửi Quốc hội có nêu “Hiệu lực thực hiện các kiến nghị kiểm toán tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra”, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?
- Ông Nguyễn Quang Thành:Mặc dù việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã từng bước được cải thiện; tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo so với yêu cầu đặt ra, tỷ lệ thực hiện kiến nghị còn chưa cao.
Việc kết quả thực hiện kiến nghị của KTNN chưa cao trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan.
Về khách quan, do suy thoái kinh tế, nhiều đơn vị có số tăng thu phát hiện qua kiểm toán gặp khó khăn về tài chính nên chưa có nguồn thực hiện, thậm chí còn có đơn vị đã giải thể. Cùng với đó, phần lớn các đơn vị sử dụng sai nguồn kinh phí đều thuộc các địa phương nghèo, khó khăn về tài chính nên chưa cân đối được nguồn hoàn trả theo kiến nghị của KTNN. Mặt khác, trên thực tế, ý thức của một số đơn vị trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN còn chưa đầy đủ, đồng thời chưa có chế tài để xử lý đối với những trường hợp đơn vị không thực hiện nghiêm túc, chưa có quy định về trách nhiệm công khai tình hình thực hiện kiến nghị... đã làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện kiến nghị chung.
Về chủ quan, có một số trường hợp đã thực hiện kiến nghị nhưng ghi chép nội dung trên chứng từ chưa đúng hướng dẫn, dẫn đến không tổng hợp được kết quả. Một số kiến nghị của KTNN vẫn còn chưa rõ, chưa đầy đủ bằng chứng nên khó khăn trong quá trình thực hiện.
Chúng tôi luôn xác định rằng, hoạt động KTNN chỉ thực sự có ý nghĩa khi kết luận và kiến nghị kiểm toán được khai thác, sử dụng hiệu quả. Do vậy, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, KTNN hiện nay đang xây dựng Dự án Luật KTNN (sửa đổi, bổ sung) và dự kiến làm rõ các quy định về chế tài, thẩm quyền xử lý đối với các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của KTNN. Bên cạnh đó, KTNN không ngừng nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, đảm bảo kết luận, kiến nghị kiểm toán đúng pháp luật, khả thi. Ngoài ra, KTNN cũng tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội; các bộ, cơ quan trung ương; cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như với từng đơn vị được kiểm toán.
* PV:Được biết, trong mục tiêu tổng quát năm 2019, KTNN sẽ tăng cường kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề. Xin ông cho biết cụ thể hơn về một số biện pháp, giải pháp để triển khai đem lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là kiểm toán hoạt động?
- Ông Nguyễn Quang Thành:Thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 về đa dạng hóa các loại hình kiểm toán, trọng tâm là đẩy mạnh kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động nhằm nâng cao giá trị và lợi ích trong việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công, thời gian qua KTNN đã có nhiều giải pháp về ban hành chuẩn mực, quy trình, đề cương kiểm toán, tổ chức bộ máy và lập kế hoạch kiểm toán để triển khai thực hiện.
Trong kế hoạch kiểm toán năm 2019, chúng tôi cũng đã xác định các định hướng lớn trong phát triển kiểm toán chuyên đề và kiểm toán hoạt động. Theo đó, KTNN sẽ kiểm toán một số chuyên đề có quy mô lớn, phạm vi rộng để đánh giá toàn diện, xuyên suốt công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công đối với chuyên đề, chủ đề có rủi ro cao, tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát, lãng phí NSNN và các vấn đề, chủ đề được dư luận xã hội quan tâm như các chuyên đề: Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập giai đoạn 2016-2018; việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở y tế công lập giai đoạn 2016-2018; việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT; việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng trong đầu tư phát triển, nâng cấp đô thị; quản lý và sử dụng vốn trái phiếu chỉnh phủ năm 2017, 2018 tại một số bộ, địa phương; … Ngoài ra, KTNN cũng lựa chọn tổ chức kiểm toán các chuyên đề có phạm vi phù hợp tại một số bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán, nhằm đánh giá hiệu lực trong thực hiện các chương trình, dự án; tính kinh tế, hiệu quả trong quản lý và sử dụng kinh phí.
Song song với đó, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, kiểm toán hoạt động sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của KTNN; tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi, KTNN cần tiếp tục có lộ trình phát triển hợp lý. Năm 2019, KTNN xác định tiếp tục thí điểm thực hiện kiểm toán hoạt động theo 2 hướng là tổ chức lồng ghép nội dung kiểm toán hoạt động vào các cuộc kiểm toán tài chính và tổ chức các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập. Năm 2019 là năm đầu tiên một số dự án, chương trình có quy mô và phạm vi tương đối lớn lần đầu được KTNN lựa chọn để tổ chức thành các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập như: Hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí đường bộ, đường sắt giai đoạn 2017-2018; việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng…
Việc tiếp tục song song lồng ghép nội dung kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán tài chính trong năm 2019 và tổ chức các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập sẽ cung cấp các cơ sở quan trọng để KTNN có thể nghiên cứu hoàn thiện văn bản hướng dẫn; kiện toàn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, phương pháp kiểm toán hoạt động cho kiểm toán viên để vận dụng trong thực tiễn và đưa ra các định hướng phát triển kiểm toán hoạt động trong dài hạn.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quảng Ninh: 2 vụ cháy rừng liên tiếp trong ngày tiễn ông Công ông Táo về trời
- ·Lô 38,5 tấn tinh bột sắn đầu tiên thông quan qua cửa khẩu Ka Long, Móng Cái
- ·Cục Thuế Phú Thọ thu ngân sách đạt trên 67% dự toán
- ·Thái Bình: Thu hút thêm 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 270 triệu USD
- ·Thủ tướng kêu gọi G20 kiến tạo những nền tảng phát triển mới
- ·Giá vàng hôm nay 7/3: Giá vàng miếng 9999 SJC giảm
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc hosts Special Advisor to Japanese Cabinet
- ·Giá vàng hôm nay 7/3: Giá vàng miếng 9999 SJC giảm
- ·8 việc nhà báo không được làm trên mạng xã hội
- ·Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao
- ·Vụ Con Cưng: Phó thủ tướng yêu cầu khẩn trương kết luận trước 1/9
- ·Những mặt hàng được giảm thuế giá trị gia tăng
- ·Cục thuế các địa phương hỗ trợ thuế, phí kịp thời cho người nộp thuế
- ·Techcombank thăng hạng 33 bậc trong Top 200 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
- ·Chủ tịch VCCI hiến kế phục hồi kinh tế hậu Covid
- ·Doanh nghiệp FDI rót vốn đầu tư xây dựng nhà máy thiết bị điện tử 125 triệu USD tại Hanssip
- ·Ông Mai Xuân Thành được bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tăng hiệu quả trong quản lý nợ thuế xuất nhập khẩu
- ·Lo dịch virus corona, 29 hãng hàng không hủy, hoãn bay tới Trung Quốc
- ·Phối hợp ngăn ngừa tội phạm về động vật hoang dã