【xếp hạng đội bóng thế giới】9X được trao 'sứ mệnh' dạy tiếng Việt tại đại học danh tiếng ở Mỹ
Tình yêu tiếng Việt
Tháng 8/2022,đượctraosứmệnhdạytiếngViệttạiđạihọcdanhtiếngởMỹxếp hạng đội bóng thế giới Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 930/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030” và lựa chọn ngày 8/9 hàng năm là Ngày Tôn vinh tiếng Việt.
Sự kiện trên được xem là dấu mốc quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam ở nước ngoài. Đề án nhằm nâng cao nhận thức của kiều bào về tiếng Việt, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Mong muốn góp phần gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, người nước ngoài yêu tiếng Việt… nhiều giáo viên, tình nguyện viên, kiều bào đã nỗ lực dạy tiếng Việt ở xứ người.
Và, Tôn Nữ Tường Vy (SN 1990, TP.HCM), cháu dòng đế hệ của vua Minh Mạng là một trong những người như thế. Tường Vy đã đến Mỹ với “sứ mệnh” giảng dạy tiếng Việt tại Đại học North Carolina - Chapel Hill (UNC) năm học 2021-2022.
Đây là khóa học tiếng Việt trực tiếp đầu tiên được tổ chức lại sau khoảng 15 năm gián đoạn của trường này. Nhiều năm trước, UNC có chương trình dạy tiếng Việt do một giáo sư giảng dạy.
Ông vốn chuyên giảng dạy tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi học tiếng Việt và đến Việt Nam một thời gian, ông mong muốn người Mỹ hiểu hơn về đất nước xinh đẹp này. Sau khi học chuyên sâu thêm về tiếng Việt, giáo sư bắt đầu dạy ngôn ngữ này tại UNC. Khóa học tiếng Việt này kéo dài cho đến khi ông về hưu.
Tường Vy kể: “Sau khi thầy về hưu, chương trình tạm hoãn trong một thời gian dài. Trong khi đó, qua khảo sát, trường nhận thấy nhu cầu học tiếng Việt của sinh viên những năm gần đây ngày càng tăng.
Bởi, từ năm 1975 đến nay, con cái của những người rời Việt Nam đến Mỹ hay ra nước ngoài sinh sống nay đã đến độ tuổi học đại học. Thế hệ này có nhu cầu học tiếng Việt rất lớn vì các bạn bắt đầu có ý thức nhiều hơn về cội nguồn, cũng như có động lực lấy tiếng Việt làm ngoại ngữ để đủ điều kiện tốt nghiệp”.
“Theo Carolina Asia Center, tiếng Việt là ngôn ngữ nói phổ biến thứ 6 trong các gia đình tại bang North Carolina. Tuy nhiên UNC chưa tìm được giáo viên dạy tiếng Việt phù hợp. Do đó, UNC đã liên kết với SOAS University of London ở Anh, tổ chức lớp học tiếng Việt trực tuyến", Vy nói thêm.
Sau đó, UNC nhận thấy số lượng người đăng kí học ngày càng tăng nên đã quyết định phải có giáo viên dạy tiếng Việt trực tiếp tại trường. Và Vy, cô gái từng đi qua 38 quốc gia, vùng lãnh thổ này đã trở thành người đầu tiên mở lại chương trình học tiếng Việt tại UNC sau khoảng 15 năm gián đoạn.
Đối tượng của khóa học là sinh viên từ năm nhất đại học đến nghiên cứu sinh tiến sĩ. Đa số sinh viên của khóa học do Vy giảng dạy là người Mỹ gốc Việt. Số còn lại là người da trắng. Họ đến với khóa học này vì tình yêu tiếng Việt đặc biệt.
Có sinh viên quyết định học tiếng Việt vì tiếng Việt là cầu nối, cửa sổ để nhìn về quá khứ của mình, để trả lời cho câu hỏi tại sao mình lại ở đây.
Một số khác học để biết vì sao lúc mình còn nhỏ, ba mẹ luôn cố gắng nói một ngôn ngữ trầm bổng nào đó với mình mà không dùng tiếng Anh như khi ra ngoài đi làm; tại sao lại nấu và gói những món ăn trưa “kì lạ” cho mình mang đi học.
Tự hào
Trong khi đó, những sinh viên là người da trắng học tiếng Việt vì đã có mối liên hệ nào đó với người Việt hoặc từng đến Việt Nam. Những người này cũng thực sự muốn đến Việt Nam và xem việc học tiếng Việt như một cơ hội để hiểu hơn về quốc gia này.
Tường Vy chia sẻ: “Tại UNC, tiếng Việt là môn tự chọn. Thế nên, khi chọn môn học này, các sinh viên đều có những lý do, niềm yêu thích đặc biệt và theo học một cách đầy trách nhiệm.
Tuy vậy, tôi nhớ nhất là trường hợp của một em sinh viên người Mỹ có bà nội là người Việt Nam. Em kể với tôi rằng, khi còn sống, lúc nào bà cũng nói với em bằng tiếng Việt nhưng em không hiểu. Dẫu vậy, em biết bà muốn trò chuyện với em rất nhiều.
Suốt khoảng thời gian tuổi thơ và đến khi được học tiếng Việt, em chỉ nhớ được 2 từ “bà nội”. Khi bà mất, em ấy quyết định học tiếng Việt. Và em đã học rất chăm chỉ”.
Lần đầu tiên dạy tiếng Việt ở nước ngoài, Tường Vy bắt đầu từ con số 0. Không có tài liệu hay giảng viên sẵn, Tường Vy phải tự tìm các nguồn sách, tài liệu để soạn giáo trình. Vy cũng chủ động học hỏi thêm từ nhiều giảng viên khác ở Việt Nam lẫn ở Mỹ.
Vy cho sinh viên thực hiện các dự án bằng tiếng Việt với các đề tài tự chọn, khuyến khích sự sáng tạo, tận dụng được mối quan tâm và kỹ năng đã có của từng người học. Các sinh viên đều nhận ra được nhiều khía cạnh sâu sắc về Việt Nam, gia đình khi làm dự án.
Ngoài ra, Tường Vy cũng thực hiện các hoạt động ngoại khóa, cho sinh viên xem và thảo luận các bộ phim Việt Nam, hát karaoke, tổ chức trò chơi và các buổi sinh hoạt có chủ đề về Tết, Valentine, học ngoài trời…
Thời gian tiết dạy có hạn, Vy và sinh viên kết nối, chia sẻ với nhau ngoài buổi học bằng cách viết nhật ký. Vào thứ 6 hàng tuần, sinh viên sẽ nộp nhật ký cho Vy để cuối tuần, Vy phản hồi những tâm sự, thắc mắc của các bạn vào chính sổ nhật ký đó của các bạn.
Nhờ vậy, Vy hiểu hơn về cuộc sống, suy nghĩ của sinh viên và kịp thời hỗ trợ. Phương pháp này cũng giúp Vy nhận thấy mình còn chưa thực sự hiểu hết về tiếng Việt.
Vy kể: “Sinh viên thường đặt những câu hỏi rất hay về tiếng Việt. Hóa ra, tôi vẫn chưa thực sự hiểu hết về tiếng mẹ đẻ mà mình chỉ nói, viết theo thói quen chứ chưa lý giải được tại sao.
Từ đó, tôi tham khảo thêm từ nhiều nguồn đọc và từ các giáo viên dày kinh nghiệm để có thể trả lời cho sinh viên. Tôi rất khâm phục các bạn. Bởi, chỉ có yêu thích thật sự với tiếng Việt và có tư duy cầu tiến, các bạn mới tìm hiểu sâu và nỗ lực học tập đến thế”.
Sau 9 tháng giảng dạy, Tường Vy nhận thấy các sinh viên của mình đều nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, điều khiến cô hạnh phúc hơn cả là học trò của mình đã kết nối được nhiều hơn với gia đình, bản sắc Việt Nam.
Kết thúc chương trình dạy tiếng Việt tại xứ sở cờ hoa, Tường Vy về nước. Tại TP.HCM, 9X vẫn tiếp tục dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập, nghiên cứu theo chương trình học kì trao đổi quốc tế của tổ chức School for International Training.
Ngoài ra, cô cũng giữ liên lạc và đón một số sinh viên cũ từ UNC về thăm Việt Nam cùng gia đình. Tường Vy tâm sự: “Quá trình dạy tiếng Việt trong và ngoài nước để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Tôi nhận thấy hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người Việt ở nước ngoài rất lớn.
Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy tiếng Việt được người Việt ở nước ngoài, thậm chí người nước ngoài yêu mến. Điều tôi hạnh phúc và tự hào nhất là những sinh viên của tôi dù còn rất trẻ đã cho thấy họ sẽ gìn giữ, dạy tiếng Việt cho con cái của mình sau này”.
Chàng rể Tây yêu tiếng Việt, nói giọng Nghệ An như người bản xứ
Vì yêu vợ và yêu cả gia đình vợ, Martin Knöfel tự học tiếng Việt để có thể giao tiếp với bố vợ hàng ngày.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·EVFTA: Doanh nghiệp cần lấy sức ép cạnh tranh là động lực phát triển
- ·Don’t blame the law for issues with public investment projects: NA Chair
- ·VN, Thailand head toward $20 billion in trade
- ·Prime Minister vows support to Japanese businesses
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung quy định về quản lý livestream
- ·President of Argentina Mauricio Macri begins official visit
- ·PM meets with outstanding intellectuals, scientists
- ·Defence ministry’s Đinh Ngọc Hệ prosecuted for another charge
- ·Tập đoàn Novaland trao tặng học bổng cho học viên, nghiên cứu sinh ĐH Quốc gia TP.HCM
- ·Compensation for expropriated land “detached” from market value: experts
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Định vị chỗ đứng phù hợp cho ASEAN hậu COVID
- ·Prime Minister receives Kerry, Peterson
- ·DPRK Chairman arrives in Lạng Sơn
- ·Achievements inspire trust in nation’s bright future: Party chief
- ·Đề xuất Quốc hội bổ sung 3.500 tỉ vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank
- ·Leader set for visits to Laos, Cambodia next week
- ·Deputy PM Phạm Bình Minh to visit Germany
- ·25th anniversary of peaceful US
- ·TP.HCM: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi còn thấp
- ·VN, Thailand head toward $20 billion in trade