【chaves – porto】Quản lý dự án đầu tư công: Trách nhiệm phải đi đôi với quyền hạn, nguồn lực
Phân cấp, phân quyền trong quản lý dự án còn nhiều bất cập
Ngày 22/9, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của Kiểm toán nhà nước" .
Theo GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN, qua kiểm toán các dự án đầu tư công hàng năm, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng. Đồng thời, có rất nhiều kiến nghị tới các bộ, ngành, địa phương để kịp thời khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý, điều hành dự án. Kết quả kiểm toán các dự án đầu tư công cho thấy còn nhiều bất cập và kẽ hở về cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư công, đặc biệt là trong các dự án dưới các hình thức mới như các dự án PPP. Trong khi đó, công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công trong thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đó là quy mô và tần suất kiểm toán của KTNN còn nhỏ so với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng tài chính công, tài sản công theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là lĩnh vực kiểm toán đầu tư xây dựng. Về phạm vi kiểm toán, mặc dù KTNN đã tiến hành một số cuộc kiểm toán các dự án đầu tư ngay từ khi khởi công đến hoàn thành công trình nhưng chỉ chiếm số lượng nhỏ trong các dự án, chương trình được kiểm toán hàng năm, còn lại vẫn là kiểm toán sau.
Kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề chuyên sâu còn hạn chế, nên chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp thích đáng các vấn đề về hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, nhất là hiện tượng tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư dự án. Việc sử dụng chuyên gia và trưng cầu giám định những hạng mục chính trong quá trình kiểm toán còn hạn chế.
Nhìn nhận những vướng mắc trong giải ngân đầu tư công hiện nay từ khía cạnh cơ chế, chính sách và vai trò của KTNN, Ths.Dương Quang Chính, Chánh Thanh tra KTNN cho rằng có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, song nguyên nhân sâu xa vẫn là chủ quan mà khởi nguồn là cơ chế chính sách chưa rõ ràng, đồng bộ; việc phân cấp, phân quyền giữa địa phương và trung ương trong quản lý, phê duyệt, thực hiện dự án còn nhiều bất cập… dẫn đến "quyền lợi thì vơ vào, trách nhiệm đùn đẩy, thoái thác", khi các vấn đề khúc mắc nảy sinh không ai đứng ra giải quyết và chịu trách nhiệm.
Thực tế cho thấy, vai trò của địa phương đối với các dự án đầu tư do Trung ương quản lý là rất lớn, như vai trò trong việc giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Ngược lại, vai trò của các bộ, ngành trung ương đối với các dự án đầu tư của địa phương cũng không hề nhỏ, như cho ý kiến về chủ trương đầu tư, đánh giá tính khả thi dự án, đề xuất bố trí vốn... Quan hệ quản lý, hay nói cụ thể là mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý và giữa chính quyền các cấp với nhau, đối với một dự án đầu tư công hiện nay rất phức tạp, chồng chéo, không rõ ràng khâu này níu chân khâu kia,...
Phân cấp sâu hơn về trách nhiệm, nguồn lực
Để khắc phục những tồn tại này, Chánh Thanh tra KTNN nêu ra một số vấn đề. Thứ nhất, trách nhiệm phải đi liền với quyền hạn và ngược lại. Nói cách khác, cần thể chế hóa sâu hơn nữa việc trao quyền (phân cấp chính trị và hành chính) cho các bên liên quan. "Trao đúng và đủ quyền hạn; không can thiệp vào quy trình ra quyết định của cấp dưới; khuyến khích tinh thần nhà lãnh đạo với yêu cầu tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm", ông Chính đề nghị.
Thứ hai là, trách nhiệm phải đi đôi với nguồn lực (phân cấp ngân sách và nguồn lực). Thực hiện cơ chế ngân sách trọn gói hoặc trợ cấp đối ứng trên nguyên tắc khuyến khích tinh thần tự chủ, tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm.
Vấn đề thứ ba là trách nhiệm minh bạch và giải trình công khai. Các thông tin về dự án đầu tư công phải được công bố công khai, đầy đủ, kịp thời, và chính xác, gồm trách nhiệm của các bên thực hiện dự án, các tài liệu về tài chính và quản trị dự án...
Và cuối cùng, phải đảm bảo tiếng nói của người dân phải được lắng nghe và phản hồi. Cần có cơ chế hiệu lực để người dân truyền đạt ý nguyện và các ưu tiên tới chính quyền; người dân phải có quyền giám sát, phản ánh, đòi hỏi...
Phát biểu tham luận tại hội thảo, nhiều địa phương cũng chia sẻ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư công và nêu kiến nghị, đề xuất về vai trò của KTNN.
Theo ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, KTNN nên ưu tiên kiểm toán một số chuyên đề phạm vi rộng và các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, phát triển kinh tế vùng, quản lý tài nguyên, khoáng sản và một số chuyên đề về quản lý thu ngân sách và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đánh giá toàn diện, xuyên suốt công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Đồng thời, tăng cường công khai kết quả kiểm toán và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, tạo áp lực mà các đơn vị không thể né tránh, đồng thời tạo dư luận xã hội rộng rãi để nhân dân cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị sử dụng NSNN, góp phần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN.
Ngoài kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, một số ý kiến đề nghị KTNNN chuyển trọng tâm sang kiểm toán hoạt động; tăng cường kiểm toán trước đối với các dự án đầu tư, tập trung phân tích tính đúng đắn của chủ trương đầu tư, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế để đưa ra những kiến nghị xử lý phù hợp nhằm ngăn chặn những sai sót trước khi quyết định đầu tư.
Dương An
(责任编辑:World Cup)
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Automechanika Frankfurt
- ·Nữ đại gia đứng sau thương vụ Thép Sông Hồng giải thể
- ·Doanh nghiệp không bị ấn định thuế nếu thực hiện đúng quy định về nhận gia công
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Ngành xi măng: Đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh
- ·Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Bộ Công an
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Bí mật về niken, thứ vượt dầu mỏ, vàng
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·TKV tiêu thụ hơn 30.000 tấn than ngày đầu tiên của năm Mậu Tuất 2018
- ·Bổ sung 44 thủ tục thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, bộ nào nhiều nhất?
- ·Ngành Hải quan: Đôn đốc phòng, chống dịch Covid
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Tập đoàn FLC làm ăn ra sao trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt
- ·5/6 chi cục tại Hải quan Quảng Ninh tiếp tục đo thời gian giải phóng hàng
- ·Thuế thu nhập cá nhân: Lương 17 triệu đồng/tháng vẫn chưa phải nộp thuế
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Bãi thải tro, xỉ Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1: Hiện tại đáp ứng đủ yêu cầu