【tỉ lệ ma cao】'Cháy' hàng chống rét, lo thiếu rau Tết
Nhiều mặt hàng chống rét “cháy” hàng trong đợt rét đậm.
Đồ chống rét “cháy hàng”
Đợt rét đậm,áyhàngchốngrétlothiếurauTếtỉ lệ ma cao rét hại khiến các mặt hàng giữ ấm bằng len như mũ len, găng tay, khăn len…gần như cháy hàng. Theo khảo sát của PV Tiền Phong tại các chợ chuyên bán quần áo ở Hà Nội như chợ Xanh (Cầu Giấy), chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm) các mặt hàng tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/sản phẩm. Ngoài các shop quần áo, quầy hàng trong chợ, trên các tuyến đường như Láng Hòa Lạc, Bắc Thăng Long-Nội Bài cũng nở rộ quầy hàng bán găng tay len, chụp tai giữ ấm.
Với người dân sản xuất len La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), đợt rét đậm đã “cứu cánh” thoát khỏi một mùa len thất bại. Anh Tạ Văn Quang (La Phù) cho biết, mùa đông này, gia đình anh tồn gần 1 vạn sản phẩm len (gồm mũ, áo, khăn…) chưa bán được, dù đã bước vào tháng Chạp. Trước đợt rét, anh Quang phải thuê ô tô chở sản phẩm về các chợ quê bán buôn và ký gửi tại các quầy bán lẻ quần áo, nhưng số lượng nhận rất ít. Sau khi đợt lạnh tràn về, các quầy hàng liên tục đặt thêm hàng, gần 1 vạn sản phẩm của gia đình anh Quang đã bán gần hết.
“Cả tuần nay, chúng tôi đi giao hàng không ngớt, ngày nào cũng vài chục tiểu thương gọi điện đặt thêm. Nhờ đợt rét này, tôi bán hết hàng tồn, đủ trả gần 500 triệu đồng vay ngân hàng để đầu tư mua máy móc, nguyên liệu và có thêm chút tiền lãi”, anh Quang nói.
Dọc phố Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội), những cửa hàng chuyên bán dụng cụ y tế mấy ngày này luôn trong tình trạng cháy hàng túi sưởi cá nhân. Túi sưởi hiệu mimosa của Việt Nam tăng giá từ 120.000 đồng lên 150.000 đồng. “Nhiều người nhà bệnh nhân các bệnh viện xung quanh ra đây mua để sưởi ấm tạm thời cho bệnh nhân đang điều trị ở Hà Nội”, chị Thu Nga, chủ cửa hàng bán đồ y tế tại đây nói.
Trong khi đó, mặt hàng đèn sưởi bán dọc các tuyến phố Hà Nội như: Bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Trãi... luôn tấp nập khách mua. Anh Trung Kiên (nhân viên văn phòng một công ty truyền thông) chia sẻ: “Gia đình tôi có đủ các loại đèn sưởi, điều hoà hai chiều để giữ ấm. Năm nay, lạnh quá tôi phải mua thêm máy sưởi đặt tại chỗ ngồi ở cơ quan. Cùng loại máy sưởi năm nay giá tăng hơn 100.000 đồng/sản phẩm”.
Tết chỉ trông chờ mấy sào rau…
Tại cánh đồng rau xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội), dù trời rét căm căm, gió thổi lồng lộng, xen lẫn mưa bụi, người trồng rau vẫn cặm cụi ngoài đồng, dùng túi nilong phủ lại từng luống rau. Theo anh Nguyễn Văn Đức (thôn Phương Tiến, xã Song Phương), để kịp thu hoạch rau vào tết, người dân trồng vào đầu tháng 10 âm lịch. Theo dự định, rau sẽ thu hoạch vào khoảng 20 tháng chạp để đưa về các chợ đầu mối, phục vụ nhu cầu thực phẩm tết cho người dân. Tuy nhiên, đợt rét đã phá hỏng mọi dự định.
“Trồng rau như đánh bạc với thời tiết. Ba năm nay, người trồng bắp cải lỗ vốn vì trời rét bất thường. Giá bán 1 kg bắp cải rẻ bằng nửa tiền mua cây giống. Trời rét đậm trước tết, rau không kịp thu hoạch, e rằng lại cảnh rau rẻ không ai mua, cho cá cũng không thèm ăn như mọi năm. Trong khi trước tết, giá tăng cao thì không có rau để bán”, anh Đức nói.Để bảo vệ ruộng cà chua đang vào độ thu hoạch, khi có dự báo giá rét, gia đình anh Đức phun thuốc chống sương muối để cây không bị thối nhũn, quả nứt, rám vì rét. Cạnh đó, từng luống rau cải vừa gieo phủ kín nilong.
“Qua đêm, gió thổi mạnh, luống rau nào bị lật túi nilong là héo úa, hỏng hết, tôi phải đi kiểm tra thường xuyên. Tết này chỉ trông vào mấy sào rau, lơ là, rau hỏng là mất tết”, chị Lê Thị Thúy, người trồng rau ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai) cho biết. Theo chị Thúy, trời rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp nhiều gia đình không kịp trở tay nên lượng rau bị hỏng khá nhiều. Nguồn cung rau xanh vào tết sẽ không dồi dào, đa dạng và tươi ngon được như mọi năm. Để rau có sức đề kháng với giá rét, người trồng rau tăng cường tưới nước và phân bón.
Theo người trồng rau tại các vùng rau quanh Hà Nội như Vân Nội (Đông Anh), Lĩnh Nam (Hoàng Mai), Hoài Đức, Quốc Oai…giá rau tăng, người dân cũng không lời lãi nhiều vì trời lạnh, rau không phát triển được. “Chúng tôi vừa bán hết lứa rau thì trời trở lạnh. Rau cũ hết rồi, lứa sau chưa kịp lớn nên không có rau bán trong những ngày giá cao”, chị Nguyễn Thị Thu, người trồng rau ở Vân Nội (Đông Anh) ngậm ngùi.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
- ·Chứng khoán phái sinh: Thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao
- ·Kết quả tứ kết cúp C1 hôm nay 12/4
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Tuần qua, khối ngoại mua ròng trên HOSE nhưng bán ròng trên HNX và UPCoM
- ·Phát triển văn hóa gắn với phát triển con người
- ·2 gương mặt đại diện Thừa Thiên Huế tham gia toàn quốc Hội thi Olympic tiếng Anh
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·Quang Hải cạn hy vọng với Pau FC: Tính gì cho tương lai
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng với các hội nhóm trên mạng xã hội
- ·Chelsea phỏng vấn 5 ứng viên thay thế Graham Potter
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Hải quan Khánh Hòa: Tăng cường kiểm tra giám sát tại sân bay quốc tế Cam Ranh
- ·23 đội tranh tài tại giải quần vợt vô địch đồng đội Quốc gia 2023
- ·Hơn 1.159 tỉ đồng thực hiện Chiến dịch giao thông
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Từ tháng 8/2022, nhà đầu tư sẽ được giao dịch chứng khoán sớm hơn vào chiều T+2