会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【vòng 16 đội c1】Thực tiễn cuộc sống và sáng tạo của nhà báo!

【vòng 16 đội c1】Thực tiễn cuộc sống và sáng tạo của nhà báo

时间:2024-12-23 14:37:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:805次

Từ đầu năm đến nay,ựctiễncuộcsốngvsngtạocủvòng 16 đội c1 người làm báo tỉnh nhà đã trải qua nhiều cao điểm tuyên truyền. Từ thực tế cuộc sống, nhà báo đã sáng tạo nên những tác phẩm vừa mang tính thời sự, vừa định hướng tốt dư luận. Tại Giải báo chí tỉnh Hậu Giang năm 2019-2020, những điều trên được thể hiện rõ...

Phóng viên Hồng Diễm (trái) tác nghiệp tại Khu cách ly tập trung của tỉnh đặt tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.

Miệt mài với nghề nghiệp, tuyên truyền ở mọi mặt trận…

Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, phóng viên Hồng Diễm (Phòng Văn hóa - Xã hội, Báo Hậu Giang), vừa kết thúc thời gian nghỉ hậu sản, đã tập trung ngay cho cao điểm tuyên truyền đột xuất do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Cô phóng viên với vóc người mảnh khảnh, không ngại đến những nơi mà không phải ai cũng được đến, muốn đến và dám đến - các khu cách ly tập trung.

“Mình đã theo chọn nghề, theo nghiệp thì dù có khó khăn hay gian lao thế nào cũng phải làm tốt. Tôi nghĩ ai đã bước chân vào nghề báo đều khắc ghi điều này. Nói có sợ nhiễm bệnh hay không? Nói thật không ai là không sợ, càng biết nhiều về nó thì càng sợ, nhưng phụ trách mảng y tế, ngay đợt dịch bệnh bùng phát, nguy cơ cas bệnh xuất hiện tại Hậu Giang cao, nên tôi quyết tâm phải tuyên truyền hết khả năng của mình”, chị Hồng Diễm bày tỏ.

Đến với nghề báo như một cái duyên và qua những đợt tuyên truyền như thế này, giúp cô hiểu hơn vì sao gọi là “chọn nghề và đeo nghiệp”. Sự tích cực, dấn thân đầy can đảm, lúc thì ở khu cách ly tập trung, khi ở nhà dân, thường xuyên đến các trung tâm y tế, bệnh viện, theo đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh để kiểm tra công tác phòng, chống dịch… đã giúp cô làm nên các tác phẩm có sức hút: “Chung sức, đồng lòng chống dịch Covid-19”, “Sống chung với đại dịch”, “Mỗi người dân là chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch Covid-19”, “Quản lý, phòng dịch từ cơ sở - “Vũ khí” diệt giặc Covid-19”, “Những sáng kiến mang lại hiệu quả phòng dịch Covid-19”...

“Vào nghề hơn 10 năm nay và đây là đợt tuyên truyền đặc biệt với tôi, vì hầu như chưa có tiền lệ trong quá trình công tác mình gặp phải. Với tôi, những người đáng khen ngợi là những cán bộ, y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch, họ là những người thầm lặng, “khắc tinh” của Covid-19”, Hồng Diễm chia sẻ.

Không riêng gì phóng viên Hồng Diễm, nhiều phóng viên khác cũng đã vào cuộc tuyên truyền, kịp thời phản ánh sâu sắc vấn đề thời sự bất ngờ này. Phóng viên Mộng Toàn (Phòng Thời sự, Đài PT&TH tỉnh Hậu Giang), cũng được phân công theo dõi tình hình dịch Covid-9 tại tỉnh. Anh cố gắng vượt qua nỗi lo và nhiều vấn đề khác để hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, đưa thông tin về dịch bệnh trong các chương trình thời sự hàng ngày của nhà đài. “Đại dịch đến, ai cũng lo, bản thân tôi cũng vậy, nhưng trách nhiệm của mình được xác định là lớn hơn cả nỗi lo đó, quan trọng là cố gắng tuyên truyền kịp thời, nhưng phải đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Làm báo tôi nghĩ sự dấn thân, can đảm, hết lòng với nghề là điều cần thiết”, Mộng Toàn bộc bạch.

Nhà báo Phạm Hiền Lâm, nguyên Trưởng phòng Chuyên đề - Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ, giám khảo của giải năm nay, bày tỏ: “Phải cám ơn những phóng viên đã dấn thân thực hiện những đề tài về phòng, chống đại dịch. Sự kịp thời ở những điểm nóng, tuyến đầu chống dịch đã thông tin cho độc giả, khán giả biết được công tác phòng, chống dịch được thực hiện chủ động ra sao, đạt kết quả như thế nào”.

Khẳng định thêm một bước tiến của báo chí tỉnh nhà

Với nhiều sự kiện, dồn dập các cao điểm tuyên truyền, đã tạo ra nhiều bài viết phản ánh hơi thở cuộc sống, phóng viên Hồng Diễm, Mộng Toàn, cùng những người làm báo trong và ngoài tỉnh đã góp phần làm đa dạng cho Giải báo chí tỉnh Hậu Giang năm 2019-2020. Ông Tô Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh, chia sẻ: “Giải Báo chí tỉnh Hậu Giang đến nay đã qua 16 lần tổ chức. Mỗi năm, đánh dấu bước tiến của báo chí và lực lượng làm báo tỉnh nhà. Ban Giám khảo là những nhà báo có kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, cùng những cán bộ lãnh đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông… đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải”.

Bên cạnh sự trưởng thành về nghề của lực lượng làm báo của hai cơ quan tuyên truyền chính thống của tỉnh là Báo Hậu Giang, Đài PT&TH tỉnh Hậu Giang, đài truyền thanh các huyện, thị, thành phố cũng tạo dấu ấn bằng những tác phẩm dự thi chất lượng. Anh Võ Duy Khánh, phóng viên Đài Truyền thanh huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Làm nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương, thế mạnh của chúng tôi là nắm chắc địa bàn, nhanh, nhạy với vấn đề của huyện mình, nhưng chuyên môn, nghiệp vụ thì vẫn phải trau dồi, học tập từ các anh chị đồng nghiệp ở báo, đài tỉnh. Với tôi, muốn có tác phẩm chất lượng thì mỗi người làm báo phải phản ánh được hơi thở của cuộc sống, có góc nhìn sáng tạo và riêng biệt, như vậy sẽ tạo được dấu ấn”…

Giải Báo chí tỉnh Hậu Giang năm 2019-2020 nhận được 103 tác phẩm dự thi. Trong đó có 44 tác phẩm báo in, 22 tác phẩm ảnh báo chí, 17 tác phẩm phát thanh và 20 tác phẩm báo hình. Tác phẩm đa dạng ở tất cả các lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều là chủ đề về đại dịch Covid-19; biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở, thiên tai; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó, những tác phẩm ký sự, phóng sự điều tra tạo được ấn tượng với Ban giám khảo.

Những tác phẩm tiêu biểu được đánh giá cao có thể nói đến là: “Sức sống vùng hạn, mặn” tác giả Hoài Thu, Hữu Phước (Báo Hậu Giang), phản ánh sắc nét việc sống chung với hạn mặn của người dân đất Hậu Giang với những cách làm sáng tạo, phù hợp; “Ngọn lửa lòng dân”, của Thanh Giang, Sa Rasa, Công Chức (Đài PT&TH tỉnh Hậu Giang) nhấn mạnh đến chủ đề đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, nghe dân nói, tôn trọng dân, với cách trình bày thu hút, thực tế, có cả vấn đề “nóng”…

Nhà báo Dương Hồng Kỳ, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Namtại thành phố Cần Thơ, chia sẻ: “Có nhiều bài viết kể ra những con người bình thường, làm những việc bình thường, nhưng không phải ai cũng làm được. Họ là những bông hoa thầm lặng của vùng đất Hậu Giang này. Họ là những con người tử tế, làm việc có ích cho xóm làng. Rất đáng tự hào và quý trọng những điển hình tiêu biểu đó, những tấm gương đó, những con người đó qua cách viết của các tác giả đã làm xúc động Ban giám khảo”.

Ông Nguyễn Tấn Phúc, Tổng Biên tập Báo Hậu Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, đánh giá: “Mỗi thể loại đều mang những nét mới, cách thể hiện mới, nhưng cũng còn những điều mỗi người cầm bút cần rút kinh nghiệm cho mình sau giải. Điều quan trọng không phải là đạt giải cao nhất, mà là thấy được mình trưởng thành về cách viết qua mỗi giải thưởng. Chúng tôi hy vọng từ Giải báo chí tỉnh Hậu Giang hàng năm, sẽ là cái nôi để các tác giả, tác phẩm vươn xa, đạt được nhiều giải thưởng lớn hơn”.

Học làm báo là học cả đời, học mỗi ngày

Nhà báo Dương Hồng Kỳ, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Namtại thành phố Cần Thơ, chia sẻ: “Học làm báo là học cả đời, học mỗi ngày, học qua từng bài viết. Mỗi chữ viết lên, mỗi khung hình được quay, mỗi bức ảnh được chụp đều phải kỹ lưỡng, phải tự khó khăn với chính mình, để có tác phẩm giá trị. Phải học mỗi ngày để bút thêm sắc, tâm thêm trong, bài thêm hay… Trí tuệ nằm ở những hình thức giản dị nhất, nên đừng cố viết cho cao xa”.

 

3 năm liên tiếp, giải nhất thể loại ảnh báo chí được trao cho tác phẩm về nghị lực vươn lên của người khuyết tật

 

(HG) - Hôm nay (18-6), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh sẽ diễn ra họp mặt và trao giải Giải báo chí tỉnh Hậu Giang năm 2019-2020, 4 tác phẩm đạt giải nhất ở 4 thể loại: báo in, báo ảnh, báo hình và báo nói sẽ được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng. Còn các tác phẩm đạt giải nhì, ba, khuyến khích, được nhận giấy khen của Hội Nhà báo tỉnh.

Năm nay, giải nhất ảnh báo chí được trao cho tác phẩm “Niềm vui của người thương binh 95% thương tật” của nhóm tác giả Trung Quân, Hoàng Nguyên, Thu Thủy (Báo Hậu Giang), tác phẩm viết về người thương binh Bùi Trường Sơn, ở khu vực Bình Hòa, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, không đầu hàng số phận, dù đôi chân đã phải bỏ lại nơi chiến trường Campuchia mấy mươi năm trước… Trước đó, Giải báo chí năm 2018-2019 đã trao giải nhất ảnh báo chí cho tác phẩm “Tàn nhưng không phế” (tác giả Hồng Nhung, Báo Hậu Giang) viết về người phụ nữ cụt cả hai tay Mạch Thị Lan, mưu sinh bằng nghề bán vé số ở thành phố Vị Thanh. Còn ở Giải báo chí tỉnh năm 2017-2018, giải nhất thể loại này thuộc về tác phẩm “Khát vọng vươn lên của cậu bé viết chữ bằng chân” (tác giả Cẩm Lình, Báo Hậu Giang) mô tả chân thật hình ảnh cậu bé 8 tuổi Nguyễn Văn Tài, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, dù không có đôi tay nhưng vẫn hàng ngày đến trường quyết tâm học thật nhiều cái chữ, đôi chân làm luôn nhiệm vụ của đôi tay trong mọi việc hàng ngày của em…

 

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Chồng giàu…đánh vợ thành quen tay
  • Quản vốn Nhà nước thông qua mức độ nộp ngân sách của doanh nghiệp Nhà nước
  • Tân Hoa hậu Hoàn vũ công khai bạn trai
  • Vietnam Motor Show 2019 chính thức khởi động
  • Xây dựng lực lượng công an có bản lĩnh và tuyệt đối trung thành
  • Cả ngày 24/8, Việt Nam có 10.811 ca nhiễm mới SARS
  • Chồng Thu Thủy giấu con trai chuyện mẹ mất suốt chuyến bay ra HN
  • Thu Thủy qua đời đột ngột khiến nhiều nghệ sĩ sốc nặng
推荐内容
  • Tổng hợp bài dự thi “Tình yêu không tuổi” 10 ngày đầu tháng 2/2012
  • Sẽ có chính sách riêng về chống chuyển giá trong thương mại điện tử
  • 60 triệu USD giúp cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với biến đổi khí hậu
  • BMW Service Clinic: Chăm sóc tận tình như lời tri ân
  • Đoàn đại biểu Campuchia thăm, chúc tết tại Long An
  • Đàm Vĩnh Hưng mong khán giả bao dung với Hoài Linh