【spezia – sassuolo】Đa dạng hóa phương pháp chi trả trợ cấp cho người dân
Nhân sự kiện này,Đadạnghóaphươngphápchitrảtrợcấpchongườidâspezia – sassuolo phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính.
PV: Xin ông cho biết tình hình bố trí ngân sách hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trong thời gian qua?
TS. Nguyễn Viết Lợi: Ngân sách nhà nước (NSNN) bố trí cho lĩnh vực chi đảm bảo xã hội (bao gồm cả lương hưu) giai đoạn 2010 - 2016 khoảng 667.775 tỷ đồng, bằng 9,8% tổng chi NSNN, 15% tổng chi thường xuyên (cao thứ 2 sau giáo dục đào tạo và dạy nghề). Trong đó, ngân sách trung ương khoảng 538.333 tỷ đồng (bằng 80,6% tổng chi lương hưu và đảm bảo xã hội), ngân sách địa phương khoảng 129.442 tỷ đồng (bằng 19,4% tổng chi lương hưu và đảm bảo xã hội).
Phần lớn ngân sách đảm bảo xã hội để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho đối tượng như: Chi thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chi lương hưu, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội… (chiếm khoảng 78% tổng chi sự nghiệp đảm bảo xã hội), còn lại là chi hoạt động bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội); chi thực hiện các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và các khoản chi khác.
Tính đến nay, cả nước có 413 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập, 218 cơ sở ngoài công lập. Mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm cơ sở chăm sóc người cao tuổi, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc trẻ em, cơ sở tổng hợp, cơ sở chăm sóc người tâm thần, trung tâm công tác xã hội, đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho khoảng 35% đối tượng.
Hiện nay, chưa có số liệu cụ thể về kinh phí NSNN hỗ trợ chi hoạt động thường xuyên của cơ sở trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, do được thành lập để chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng cần sự trợ giúp của xã hội nên phần lớn các cơ sở trợ giúp xã hội không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp. Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong chi tiêu hàng năm, chi tiền lương cho cán bộ nhân viên chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 39,4%), chi tiền ăn cho các đối tượng (khoảng 33,3%), số còn lại chi cho điện, nước, sinh hoạt văn hoá, thể thao, giải trí và xây dựng, sửa chữa cơ sở.
Năm 2016 có khoảng 2,873 triệu đối tượng trợ giúp xã hội, NSNN đã bố trí 9.982 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo trợ xã hội. Năm 2017, NSNN bố trí khoảng 14.600 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp cho đối tượng theo mức trợ cấp quy định.
PV: Thực tế cho thấy, việc huy động và sử dụng nguồn tài chính để hỗ trợ phát triển trợ giúp xã hội vẫn còn bất cập, ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
TS. Nguyễn Viết Lợi:Như chúng ta đã biết, các chính sách TGXH được ban hành chủ yếu nhằm giải quyết tình thế các vấn đề phát sinh trong thực tế, chưa mang tính hệ thống và chiến lược, dựa trên những nghiên cứu đầy đủ luận cứ khoa học và thực tiễn với tầm nhìn dài hạn, do đó chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.
Hệ thống chính sách trong lĩnh vực trợ giúp xã hội còn dàn trải, khó tạo được những chuyển biến mạnh mẽ đối với đối tượng thụ hưởng. Hơn nữa, chính sách thực hiện thiếu đồng bộ giữa các cấp, các thời kỳ và giữa các nhóm đối tượng khác nhau (mức hưởng, điều kiện hưởng....).
Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho hệ thống trợ giúp xã hội trong những năm vừa qua còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của đối tượng, gia đình và cộng đồng.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhiều cơ sở trợ giúp xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và cung cấp các dịch vụ cho đối tượng bảo trợ xã hội. Một số cơ sở xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn thiếu; chưa có hệ thống xử lý chất thải, rác thải, gây ô nhiễm môi trường sống ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đối tượng...
PV: Vậy theo ông, thời gian tới cần có giải pháp tài chính gì để nâng cao hiệu quả của hoạt động TGXH?
TS. Nguyễn Viết Lợi: Trong thời gian tới, các chính sách nói chung và chính sách tài chính nói riêng cần đảm bảo nguyên tắc như phải đảm bảo nguồn lực cho các chính sách, tránh chồng chéo, lãng phí và đa dạng hóa được phương pháp chi trả trợ cấp cho người dân.
|
Thứ nhất,cần đổi mới trong phân bổ nguồn lực. NSNN chỉ tập trung đầu tư vào các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản. Chuyển đổi mạnh cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội sử dụng ngân sách nhà nước, từng bước thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công gắn với hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng chính sách, người nghèo, tạo điều kiện cho cơ sở ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ.
Thứ hai, cần đổi mới trong quản lý, sử dụng nguồn lực, tiếp tục duy trì và tăng tỷ lệ chi NSNN cho lĩnh vực đảm bảo xã hội (trong đó có trợ giúp xã hội) chiếm khoảng 10% tổng chi ngân sách nhà nước. Đổi mới phương thức chi trả trợ cấp xã hội thông qua tổ chức dịch vụ chi trả, giảm gánh nặng cho bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và bảo đảm chi trả kịp thời, chính xác cho đối tượng; đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Đổi mới hình thức hỗ trợ tiền mặt có điều kiện cho nhóm đối tượng yếu thế theo hướng tích hợp các khoản trợ cấp tiền mặt hàng tháng vào gói dịch vụ chi trả thông qua tổ chức dịch vụ chi trả (hỗ trợ tiền điện, chi phí học tập, học bổng chính sách, hỗ trợ tiền ăn, trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng…); chuyển từ phương thức cấp phát cho các đơn vị sự nghiệp công sang cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ công để các đối tượng được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ chất lượng cao hơn; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở công lập.
Đồng thời, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa; thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, chuyển dần đối tượng ở cơ sở công lập sang ngoài công lập tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế.
Thứ ba,triển khai đổi mới cơ chế tự chủ của cơ sở trợ giúp xã hội theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP. Đặc biệt, cần có biện pháp để xây dựng các tiêu chí đánh giá, lựa chọn đối tượng nhận TGXH phù hợp, tránh tình trạng bỏ sót đối tượng, đặc biệt là tình trạng cào bằng như hiện nay...
PV: Xin cảm ơn ông
Hồng Sâm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Khách mua xe máy điện VinFast được ưu đãi những gì?
- ·Giá lương thực cao khiến hàng triệu người trên thế giới rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực
- ·Donald Trump và lời tuyên bố ngừng chiến tranh gây "bão"
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Pete Hegseth
- ·Ngân hàng lên sàn, giao dịch cổ phiếu khả quan
- ·Chứng quyền có bảo đảm dự kiến lên sàn trong tháng 11
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Ngành Tài chính tìm giải pháp tận dụng lợi thế của Cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Người lao động được nghỉ tối đa 4 ngày dịp Quốc khánh 2/9/2022
- ·Tin sao việt 24/12: Diva Thanh Lam đón Giáng sinh hạnh phúc chồng
- ·'Phương Oanh lộ nội y là sự cố đáng tiếc'
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia
- ·Các nhân vật hoàng gia chuộng thiết kế của Victoria Beckham
- ·Đủ cách phối màu xanh quân đội trẻ trung
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh lý giải nguyên nhân sức mua giảm trong dịp lễ