【bảng xep hang c1】“Mỏ neo” để hút đại gia công nghệ
Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang đầu tưmạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ tại Việt Nam. Trong ảnh: Lắp ráp điện thoại trong Nhà máy Samsung tại Thái Nguyên. |
Đại gia đổ vốn lớn,ỏneođểhútđạigiacôngnghệbảng xep hang c1 nhưng “dè sẻn” chuyển giao công nghệ
Nếu đặt câu hỏi về những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong vòng 5 năm qua, sau khi Việt Nam tổng kết 30 năm thu hút ĐTNN vào năm 2018, thì câu trả lời chính là sự “đổ bộ” của các “đại gia” công nghệ thế giới, sự dồn dập “cập bến” của các dự ántrong lĩnh vực công nghệ cao. Đó là một bước chuyển mạnh mẽ, rất đáng ghi nhận.
Không chỉ là Samsung hay Intel, mà còn là LG, Panasonic, Bosch…, gần đây là Foxconn, Luxshare, Winston, Goertek… Hơn 100 tập đoàn đa quốc gia trong danh sách Fortune 500 đã có mặt tại Việt Nam, và nhiều trong số đó đã đầu tư các dự án công nghệ cao tại Việt Nam.
“Thời gian qua, thu hút ĐTNN trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã nói như vậy tại Hội thảo về thu hút ĐTNN trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, được tổ chức vào cuối tuần qua tại Hà Nội.
Những kết quả tích cực mà Thứ trưởng Trần Duy Đông nhắc tới, đó là việc các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ tại Việt Nam, khiến thị trường nội địa đang mở rộng nhanh chóng. Cùng với đó, thúc đẩy doanh nghiệptrong nước cải thiện năng suất, đổi mới công nghệ…; góp phần đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu…
“Đưa Việt Nam bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu” cũng là điều được các chuyên gia trong và ngoài nước nhắc đến lâu nay, kể từ sau khi Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất của nhiều “ông lớn” công nghệ toàn cầu.
Tuy vậy, những tồn tại, hạn chế cũng đã được Thứ trưởng Trần Duy Đông thẳng thắn chỉ ra. Không chỉ là công nghệ của nhiều dự án chỉ ở mức trung bình, mà quan trọng hơn, đó là tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) còn hạn chế; mục tiêu về chuyển giao công nghệ trong thời gian qua chưa đạt được như mong đợi; sự lan tỏa công nghệ từ doanh nghiệp ĐTNN sang doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Liên quan vấn đề này, phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Đình Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám sát công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, hầu hết trong 400 hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thực hiện từ tháng 7/2018 đến hết năm 2022 là giữa công ty mẹ và công ty con, không có hợp đồng chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam, nhưng chỉ có 2 tập đoàn là Samsung và LG đầu tư trung tâm R&D quy mô lớn tại Hà Nội.
Trung tâm R&D của Samsung, vốn đầu tư 220 triệu USD, được khánh thành vào cuối năm 2022. Samsung là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên và duy nhất đầu tư xây dựng riêng một trung tâm R&D quy mô lớn như vậy tại Việt Nam. Còn LG, vào đầu tháng 3/2023, cũng đã đưa Trung tâm R&D tại Hà Nội đi vào hoạt động, tập trung phát triển phần mềm và kiểm tra các sản phẩm trong xe, trong đó có thiết bị viễn thông, âm thanh…
Cần “mỏ neo” lớn để giữ chân và hút thêm “đại gia” công nghệ
Dù đã đạt những kết quả tích cực trong thu hút ĐTNN vào lĩnh vực công nghệ cao, nhưng tồn tại, hạn chế cũng vẫn còn. Hơn thế, thách thức mới cũng bắt đầu xuất hiện, không chỉ là những bất ổn của kinh tếtoàn cầu, dẫn tới dòng ĐTNN sụt giảm, nhiều quốc gia đang ban hành chính sách để hút các tập đoàn quay về đất nước, mà còn cả các vấn đề liên quan đến chuyện một số quốc gia trên thế giới sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Tất cả đang ảnh hưởng đến thu hút ĐTNN nói chung, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao nói riêng của Việt Nam…
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông
(责任编辑:World Cup)
- ·Thiếu nữ bị thầy giáo dạy mẫu cưỡng hiếp
- ·Phường Tân Hiệp: Xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 100%
- ·Cơ hội để lắng nghe
- ·Phường Bình An: Hành động vì nền hành chính phục vụ
- ·Máng xối Green BM: Giải pháp bảo vệ cho ngôi nhà an toàn mùa mưa
- ·Giải quyết căn cơ những “rào cản” trong phát triển đô thị
- ·Đầu tư hạ tầng, đòn bẩy kinh tế
- ·Xung kích đấu tranh trên không gian mạng
- ·Báo VietNamNet trao cho Tiến Đạt hơn 33 triệu đồng
- ·Doanh thu thị trường bán lẻ tăng hơn 17%
- ·Rùng mình vì… nợ bất động sản
- ·Nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động
- ·Lãnh đạo tỉnh gặp mặt đoàn đại biểu dự Đại hội MTTQ Việt Nam
- ·Đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
- ·Mục tiêu là phải lấy chồng…giống bố
- ·Hội LHPN xã Long Nguyên với phong trào “Dân vận khéo”
- ·Truy điệu, an táng 11 hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào
- ·Phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số
- ·Thừa điện thì ‘khuyến mãi’ cho bà con...
- ·Chơn Thành: Đôn đốc thực hiện các dự án đầu tư công