会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【stuttgart – gladbach】Nhập khẩu thịt lợn tăng hơn 200%, vẫn thúc nhập thêm nữa!

【stuttgart – gladbach】Nhập khẩu thịt lợn tăng hơn 200%, vẫn thúc nhập thêm nữa

时间:2024-12-23 20:49:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:448次
nhap khau thit lon tang hon 200 van thuc nhap them nua“Tư lệnh” ngành nông nghiệp đề nghị hạ giá lợn xuống 70.000 đồng/kg
nhap khau thit lon tang hon 200 van thuc nhap them nuaThủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt lợn
nhap khau thit lon tang hon 200 van thuc nhap them nuaGiá lợn “nhảy múa”, Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng điều gì?
nhap khau thit lon tang hon 200 van thuc nhap them nuaBộ Công Thương khuyến cáo dùng thịt lợn đông lạnh, bình ổn thị trường
nhap khau thit lon tang hon 200 van thuc nhap them nua
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo thông tin mới nhất từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến hết ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 25.291 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu từ Canada 29,35%; Đức 19,43%; Ba Lan 11,83%; Brazil 9,98% và Hoa Kỳ 5,53%.

Thống kê của các tổ chức quốc tế cho thấy, tổng đàn lợn của cả thế giới vào tháng 1/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm khoảng gần 12% so với năm 2019 (có tổng đàn lợn khoảng 768 triệu con). Trong đó, Trung Quốc có khoảng 335 triệu con (chiếm khoảng 49%), kế đến là châu Âu 149 triệu con (chiếm 22%) và Hoa Kỳ là hơn 77 triệu con (chiếm hơn 11%).

Như vậy có thể thấy, tổng đàn lợn thế giới giảm mạnh. Chăn nuôi lợn tại Trung Quốc cũng chưa thể hồi phục vì nhiều lý do, trong đó có dịch tả lợn châu phi và dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).

Cục Thú y nhận định, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 không loại trừ khả năng có tác động lớn đến sản xuất, xuất nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn. Một số nước tạm dừng nhập cảnh để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 nên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại.

Để chủ động ứng phó cũng như bảo đảm nguồn cung thịt lợn, Cục Thú y đề xuất, đối với nguồn cung thịt lợn trong nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc hướng dẫn, đôn đốc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; trong đó có chỉ đạo chăn nuôi tăng cả trọng lượng lợn và số lượng lợn.

Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia thành lập các tổ công tác kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương để phối hợp, hướng dẫn việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.

Liên quan tới vấn đề tái đàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Đến nay, 99% số xã bị bệnh dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh dịch. Hiện nay, đàn giống lợn cụ kị, ông bà có gần 110.000 con, 2,7 triệu lợn nái và 24 triệu lợn thịt. Rất nhiều địa phương đang tích cực tái đàn và có hiệu quả tái đàn tốt. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo tăng đàn một cách bài bản, căn cơ, có cơ sở để đảm bảo tăng rất nhanh nhưng bền vững”.

Đối với nguồn thịt lợn nhập khẩu, Cục Thú y đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan diện rộng, các nước ngừng nhập cảnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.

Với Bộ Tài chính, đề nghị được đưa ra là xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn. Cục Thú y cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Góp thêm ý kiến vào câu chuyện cung ứng thịt lợn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết thêm, ngay từ tháng 9/2019 khi bệnh dịch tả lợn châu Phi bước đầu được khống chế, Bộ NN&PNTT đã chỉ đạo các địa phương tái đàn, tăng đàn để đảm bảo nguồn cung thịt lợn. Trường hợp thiếu nguồn cung, Chính phủ đã chỉ đạo sẽ nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn từ các nước Brazil, Mỹ, Nga...

Hiện nay, thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam đều đang chịu thuế tối huệ quốc (MFN) với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có FTA với Việt Nam như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Liên bang Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu vào khoảng từ 3 - 21%. Việt Nam chỉ cho phép nhâp khẩu thịt lợn từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt xuất khẩu vào Việt Nam.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ký Thỏa thuận song phương về kỹ thuật và kiểm dịch động vật với 19 nước. Doanh nghiệp từ 19 nước này khi được Bộ NN&PTNT cho phép sẽ được xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam.

Theo cam kết với WTO và trong các FTA song phương và đa phương, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình, xóa bỏ việc hạn chế định lượng và giấy phép nhập khẩu hàng hóa nông sản (trong đó có thịt lợn), chỉ thực hiện quản lý nhập khẩu bằng các biện pháp kỹ thuật (kiểm dịch động vật, an toàn thực phẩm).

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới
  • Tăng cường tính minh bạch và giám sát chặt chẽ
  • Mia.vn chuyển đổi số mạnh mẽ, nhắm đích công ty hành lý số 1 Việt Nam
  • Xoài Việt Nam vượt xoài Thái Lan trên thị trường Trung Quốc
  • Xuất khẩu thanh long: Mở rộng thị trường, chuyển hướng đi đường biển
  • Thiên Tân Group bàn triển khai dự án điện mặt trời với đối tác Mỹ
  • Ngày 29/11: Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng
  • Trân trọng những cống hiến của các nhân chứng lịch sử bến Tàu không số Vũng Rô
推荐内容
  • WHO: Sẽ có hàng triệu liều vaccine chống COVID
  • Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đơn thư phải giải quyết dứt điểm tại cơ sở
  • Nông sản tắc đường sang Trung Quốc: Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa
  • Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng
  • VietinBank thể hiện tốt vai trò ngân hàng trụ cột, chủ lực của đất nước
  • Hải quan Bình Định thu ngân sách tăng đột biến