【kết quả cúp quốc gia tây ban nha】Loay hoay giữ chuẩn nông thôn mới
(CMO) Sau gần 8 năm phấn đấu, đến nay, Cà Mau có 29/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới NTM, đạt 35,3%, góp phần thay đổi cơ bản diện mạo vùng nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ chuẩn ở các địa phương hiện nay đang gặp nhiều khó khăn.
Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận: “Sau khi công nhận đạt chuẩn NTM, một số xã rớt khá nhiều tiêu chí. Trong đó, tập trung các tiêu chí: Hộ nghèo, BHYT, trường học… Trong đó, ngoài nguyên nhân do nâng chuẩn các tiêu chí phải kể đến ý thức người dân lẫn công tác vận động, quan tâm của địa phương chưa cao sau khi đạt chuẩn”.
Nhiều xã rớt chuẩn
Mặc dù lộ nông thôn xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi được xây mới 12,3 km, nhưng tỷ lệ lộ xuống cấp, hư hỏng do nhiều năm sử dụng chiếm khá cao, khiến tiêu chí này bị "non" chuẩn. |
Trước đây, thực hiện theo Quyết định 2025 của UBND tỉnh ngày 31/12/2013, các xã được công nhận theo chuẩn khá thấp. Sau đó, trên cơ sở Quyết định 1980 của TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã cụ thể hoá thành Quyết định 705 ngày 13/4/2017 chuẩn được nâng lên. Theo đó, 21 xã được công nhận từ năm 2016 trở về trước hầu như đã rớt chuẩn.
Một trong những tiêu chí đa phần các địa phương đều rớt là tiêu chí hộ nghèo. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo chỉ quy định dưới 7%, không ấn định chỉ số cận nghèo, bây giờ quy định phải dưới 4%. Ngoài ra, trong nội hàm của tiêu chí hộ nghèo, tỉnh khống chế luôn tỷ lệ hộ cận nghèo, hàng năm phải giảm để tránh bệnh thành tích ở địa phương.
Là xã được công nhận NTM khá sớm, nhưng nay xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi rớt khá nhiều tiêu chí. Theo rà soát của địa phương, hiện xã chỉ đạt 14/19 tiêu chí. Ngoài ra, một số tiêu chí còn non như lộ nông thôn mặc dù đầu tư xây mới 12,3 km nhưng lộ xuống cấp chưa được sửa chữa chiếm 20-30%; Hiện toàn xã còn 17 tuyến điện chia hơi…
Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Nam Vương Chí Linh trần tình: “Xã có nhiều tiêu chí bị rớt là do khi đạt chuẩn các tiêu chí này chỉ vừa chạm ngưỡng, sau đó một thời gian dài chưa được nâng cao nên bị rớt. Một số tiêu chí do yếu tố khách quan như cơ sở hạ tầng thương mại, theo quy định, nếu không có quy hoạch chợ cũng phải có điểm mua bán trao đổi hàng hoá có từ 200 mặt hàng trở nên; Nhưng hiện nay dân buôn bán rải rác, không có chỗ mua bán tập trung. Lộ nông thôn đã xây dựng từ rất lâu xuống cấp, cộng với triều cường làm hư hỏng nhiều tuyến đường mà chưa có vốn để đầu tư, sửa chữa”.
Ngoài ra, ông Linh cũng cho biết, từ khi công nhận đến nay nguồn vốn không được hỗ trợ nhiều, chỉ có nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương mỗi năm từ 600-700 triệu đồng. Một số tuyến dân bức xúc, dân có thể đối ứng, nhưng Nhà nước thì chưa có vốn.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trong các tiêu chí bị rớt, nan giải nhất đối với nhiều địa phương là tiêu chí BHYT, các địa phương đang loay hoay vận động nhưng xem ra còn rất khó khăn. Được công nhận từ năm 2015, xã Trí Lực, huyện Thới Bình khi đó cũng là một trong những địa phương khá chỉn chu, hoàn thiện về các tiêu chuẩn trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, đến nay xã rớt 2 tiêu chí: BHYT, lộ nông thôn và 4 tiêu chí còn non: Môi trường, thu nhập, hộ nghèo và hình thức sản xuất.
Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực Nguyễn Văn Trung lo ngại: “Cuối năm 2017 tiêu chí BHYT chạm mức 85%. Nhưng đầu năm 2018, số hộ nghèo, cận nghèo giảm, sau khi thoát nghèo người dân không chịu mua bảo hiểm nữa (do không còn được hỗ trợ 100%). Thêm vào đó, số người dân đến thời điểm đáo hạn không mua lại nên rớt lại 11%. Hiện nay, địa phương đang tiếp tục vận động Nhân dân, đồng thời chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên để thực hiện tốt tiêu chí này”.
Ở các xã bãi ngang ven biển, xã đặc biệt khó khăn, khi các địa phương được ngân sách hỗ trợ mua BHYT 100%, đương nhiên những xã này đạt rất cao. Nhưng sau khi đạt chuẩn không còn được hỗ trợ nữa, từ đó tiêu chí tuột dốc. Như vậy, nguyên nhân rớt chuẩn ngoài do chuẩn nâng lên phải kể đến ý thức người dân chưa cao, việc tuyên truyền của địa phương chưa đến nơi đến chốn, còn trông chờ vào hỗ trợ của cấp trên mà không chủ động trong vấn đề giữ chuẩn.
Ông Nguyễn Xuân Sơn thẳng thắn: “Công tác vận động của địa phương “chưa chín” nên mới rơi vào tình trạng như hiện nay. Trong khi chuẩn NTM ngày càng nâng lên, đòi hỏi mỗi địa phương phải thật sự quyết liệt đầu tư nâng chuẩn. Những tiêu chí nào thuộc trách nhiệm người dân phải đẩy mạnh tuyên truyền, tiêu chí nào thuộc trách nhiệm cơ sở, địa phương phải chủ động, tranh thủ thực hiện, khắc phục ngay từ đầu, không trông chờ vào sự hỗ trợ ngân sách”./.
Hồng Nhung
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điểm chuẩn Đại học Công đoàn năm 2018
- ·Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 'nhà leo núi' Olympia chịu thua
- ·Sứ thần nước Việt viết tên 100 danh thần Trung Quốc chỉ bằng hai câu thơ là ai?
- ·Bài toán tính trọng lượng trái cây khiến nhiều người 'xoắn não'
- ·Tổng cục Dự trữ nhà nước khẩn trương xuất cấp trang thiết bị dự trữ hỗ trợ miền Trung ứng phó với bã
- ·Thần đồng 2 tuổi thuộc bảng tuần hoàn hoá học, 10 năm sau vào đại học danh giá
- ·Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ
- ·Giáo viên nhận xét bộ sách giáo khoa Cánh Diều sau 4 năm học
- ·Đáp án đề thi môn Hóa mã đề 206 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Người đan sọt thành mãnh tướng bách chiến bách thắng, ông là ai?
- ·‘Ông lớn’ Saudi Aramco báo lợi nhuận giảm 25% vì Covid
- ·Tỉnh nào ở nước ta có đông dân tộc sinh sống nhất?
- ·Học tiếng Anh bền vững cùng IELTS Mentor
- ·Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định
- ·Thu ngân sách nhà nước tháng 7/2019 tiếp tục có thặng dư
- ·Vẻ điển trai của nam sinh trường Sư phạm 'đốn tim' dân mạng
- ·Thần đồng 2 tuổi thuộc bảng tuần hoàn hoá học, 10 năm sau vào đại học danh giá
- ·Danh tướng một tai có công giúp 3 đời vua Ngô đánh tan giặc là ai?
- ·Quảng Nam: Rùa biển trong sách đỏ nặng 25 kg mắc lưới ngư dân
- ·Hà Nội sẽ vinh danh 70 nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo