【kết quả giao hữu đội tuyển quốc gia】Sẽ hợp nhất hai Sở GDCK Hà Nội và TP.HCM?
Hợp nhất theo lộ trình
Theo Vụ phát triển thị trường- UBCKNN, thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nội dung định hướng tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCK theo hướng thành lập Sở GDCK Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai Sở GDCK hiện nay (Sở GDCK Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) nhằm bảo đảm thống nhất trong hoạt động, hiệu quả trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường.
Qua 13 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đang ngày càng mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động của TTCK tập trung thông qua các Sở GDCK từng bước trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế; hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại các DN Nhà nước, góp phần huy động vốn cho NSNN.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức và hoạt động của các Sở GDCK còn hạn chế như: Mức vốn hoá của thị trường nhỏ bé (khoảng 45 tỷ USD) lại bị phân tán thành 2 khu vực giao dịch; Sản phẩm giao dịch trên hai Sở GDCK còn nghèo nàn (mới chỉ có 3 sản phẩm chính như: Trái phiếu, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) nên quy mô TTCK hạn chế...
Theo đó, lộ trình của việc hợp nhất gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (2015 – 2020):Sở GDCK Việt Nam là DN Nhà nước, hoạt động quy mô lớn dưới hình thức công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước, hoạt động dựa trên nguyên tắc thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao là chính, lấy thu bù chi, có tích lũy cho đầu tư phát triển thay vì cơ chế hoạt động hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận. Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu của Nhà nước tại Sở GDCK Việt Nam.
Giai đoạn thứ hai (sau năm 2020):Tổ chức Sở GDCK Việt Nam theo mô hình công ty cổ phần nhà nước sở hữu chi phối từ 75 – 90%. Các công ty chứng khoán thành viên trên thị trường sẽ được mua 10 - 25% cổ phần. Việc cổ phần hóa sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cũng như cải cách quản trị điều hành theo mô hình hiện đại.
Mô hình hoạt động theo từng thời kỳ
Mô hình hoạt động, dự kiến phương án tổ chức thị trường theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất(từ 2015 – 2016): Từng bước thống nhất thị trường cổ phiếu từ 3 mảng thị trường hiện tại (Công ty niêm yết quy mô lớn, vừa và nhỏ, và công ty đại chúng đăng ký giao dịch để từ đó phân các bảng giao dịch thành các bảng giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ và DN chưa niêm yết.
Tất cả các công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết đều phải niêm yết để giao dịch trên bảng tùy theo quy mô. Trường hợp không đủ điều kiện vẫn phải đăng ký giao dịch.
Thống nhất thị trường trái phiếu cũng được thống nhất, bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Các sản phẩm phái sinh trái phiếu Chính phủ sẽ được nghiên cứu để sớm đưa vào vận hành. Đồng thời, đưa vào giao dịch trên thị trường cổ phiếu các sản phẩm cơ cấu như ETF, chứng quyền có đảm bảo (covered warrant).
Giai đoạn thứ hai(từ 2017 trở đi): Vận hành thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh do Sở GDCK Việt Nam tổ chức quản lý.
Sở GDCK Việt Nam thực hiện một cơ chế tài chính thống nhất, một báo cáo tài chính hợp nhất. Cơ chế tài chính thực hiện theo Thông tư 188/2013/TT-BTC ngày 9-12-2013 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán để đảm bảo kế thừa đặc thù hoạt động của 2 Sở GDCK hiện tại cũng như phù hợp với Sở GDCK Việt Nam trong thời gian tới.
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường- UBCKNN Nguyễn Sơn: "Xu hướng hiện nay trên thế giới là hợp nhất, sáp nhập các Sở GDCK để tăng sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư, tăng quy mô để tạo hình ảnh thị trường lớn, hấp dẫn và đa dạng sản phẩm và công cụ đầu tư. Hiện các quốc gia có nhiều hơn một sở GDCK phần lớn là các quốc gia lớn cả về diện tích, quy mô dân số, quy mô nền kinh tế như: Mỹ, Nga, Trung Quốc. Các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực ASEAN cũng chỉ có một Sở GDCK duy nhất". |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Gov’t sets growth target of at least 6 per cent in 2022
- ·Party chief meets Hà Nội’s voters ahead of 15th NA’s second meeting
- ·Việt Nam sends congratulations to new Japanese PM Kishida Fumio, hopes to elevate ties
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·PM suggests strengthening ASEAN
- ·Việt Nam keen on developing clean and renewable energy sources: PM
- ·Gov’t sets growth target of at least 6 per cent in 2022
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·NA Chairman Vương Đình Huệ meets voters in Hải Phòng
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Việt Nam supports equitable COVID
- ·Vietnamese PM asks India to support, contribute to ASEAN’s efforts in South China Sea
- ·Việt Nam proposes ASEAN information exchange to fight transnational crimes
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Việt Nam makes responsible contributions to ASEAN common affairs
- ·Việt Nam makes responsible contributions to ASEAN common affairs
- ·Việt Nam calls for efforts in tackling illicit trade in small arms, light weapons
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Việt Nam thanks Poland for further donation of 890,000 vaccine doses: Foreign minister