【kết quả meizhou hakka】Mối nguy hiểm từ bụi mịn siêu nhỏ
Cảnh báo về mối nguy hiểm từ phụ tùng ô tô giả |
Bụi mịn không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. |
Siêu nhỏ,ốinguyhiểmtừbụimịnsiêunhỏkết quả meizhou hakka siêu nguy hiểm
Theo thuật ngữ khoa học, bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Những tình trạng này tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù.
Theo ông Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, bụi mịn sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, đường kính hạt bụi càng nhỏ (PM5, PM2.5) thì bụi càng thâm nhập vào sâu trong phổi và gây tác hại càng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Còn theo các chuyên gia y tế, đối với những hạt bụi, dù vô cơ hay hữu cơ đều xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi. Trong không khí ô nhiễm có nhiều hạt bụi nhỏ, hạt càng nhỏ sẽ càng vào sâu. Riêng với những hạt bụi có kích thước PM2,5 có thể đi thẳng vào phế nang phổi, thậm chí đi thẳng vào máu. Với bất cứ dị nguyên nào từ môi trường vào cơ thể đều có thể gây kích ứng.
Về thông tin bụi mịn và chất lượng không khí của Hà Nội những ngày vừa qua, theo đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường, tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn Thủ đô trong 24 giờ (từ 15h ngày 11/2 đến 14h ngày 12/2) chất lượng không khí chủ yếu ở mức kém. Cụ thể, chỉ số chất lượng không khí ngày (24 giờ gần nhất) tại 10 trạm quan trắc (số liệu được cập nhật vào lúc 14h00 ngày 12/2/2019) dao động trong khoảng từ 103- 131. Như vậy, 100% khu vực có AQI (chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày) ở mức kém.
So với những ngày trước, chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong 24 giờ qua đã giảm đáng kể, 100% khu vực có AQI ở mức kém. Nguyên nhân là do, trong 24 giờ qua điều kiện thời tiết hanh khô và lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thấp, sáng sớm có sương mù, ít mưa và gió nhẹ, không có sự chuyển động rối trong lớp khí quyển sát đất, chính điều kiện khí tượng bất lợi đã khiến chất ô nhiễm không được khuyếch tán lên cao mà tích lũy lại ở lớp khí gần mặt đất.
Bên cạnh đó, cũng theo đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, một nguyên nhân nữa là do người lao động đã trở lại Thủ đô làm việc, nhu cầu đi lại nhiều nên lượng phương tiện tham gia giao thông có xu hướng tăng lên, phần nào làm tăng nồng độ các chất có trong không khí, khiến chất lượng không khí giảm xuống rõ rệt.
Với câu hỏi của người dân về việc làm sao để biết khi nào lượng bụi mịn đủ lớn để gây ảnh hưởng với sức khỏe con người ông Đăng cho rằng, muốn tính chất lượng không khí một thành phố, mật độ trạm quan trắc phải rải đều và theo dõi trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí của một địa phương, người ta phải lấy trị số trung bình đo của 24 giờ liên tục trong ngày đó làm đại diện, còn trong năm thì phải căn cứ vào trị số trung bình đo của cả năm liên tục (365 ngày x 24 giờ đo) làm trị số đại diện.
"Không thể lấy trị số đo tức thời bất thường ở một thời điểm nào đó làm trị số đại diện để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí nói chung cho cả ngày, cả tháng hay cả năm của TP được", ông Phạm Ngọc Đăng nói.
Nguy cơ gây ung thư phổi
Theo bác sỹ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với chỉ số hạt bụi PM2.5, những hạt bụi này rất nhỏ có thể đi thẳng vào phế nang phổi hoặc đi thẳng vào máu, gây độc cho cơ thể. Loại bụi này có thể vượt qua cả khẩu trang người dân đeo để đi vào cơ thể.
Ngoài ra, theo bác sỹ Hồng, bụi trong không khí có nhiều loại bao gồm cả bụi vô cơ và bụi hữu cơ. Ở Hà Nội, nguồn bụi xuất phát chủ yếu từ mật độ giao thông lớn nên bụi hữu cơ nhiều lại lẫn với nhiều tạp chất khác như nitơ, lưu huỳnh, kim loại… rất độc hại.
Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hoá học có thể gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở… Về lâu dài, nó có thể gây ra tình trạng rối loạn đường thở. Riêng với bệnh nhân có nền bệnh sẵn như bệnh hô hấp, bệnh mãn tính ở phổi, bệnh tim mạch…, tình trạng có thể nặng nề hơn , biến chứng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, bác sỹ Nguyễn Ngọc Hồng cho rằng, trong những thời điểm ô nhiễm, người dân nên có ý thức tự bảo vệ mình bằng khẩu trang, kính mắt. “Dù bụi PM2.5 khẩu trang thông thường không thể phòng tránh được, nhưng khẩu trang sẽ hạn chế phần nào bụi khói khi tham gia giao thông", bác sỹ Nguyễn Ngọc Hồng nhấn mạnh
Đặc biệt, với các đối tượng có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mãn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khi chất lượng không khí kém do vậy không nên đi ra đường. "Kể cả những hoạt động ngoài môi trường như tập thể dục buổi sáng, đi dạo buổi chiều đều không tốt cho sức khỏe. Những đối tượng này nếu thấy bất cứ triệu chứng ho, khó thở tăng lên, cần đi khám ngay", bác sỹ Hồng khuyến cáo.
Để hạn chế lượng bụi mịn ảnh hưởng sức khỏe con người theo ông Đăng, cần hạn chế tối đa khí thải của xe máy, ô tô, nhất là những xe quá niên hạn, lượng khói đen thải ra lớn.
Bên cạnh đó, ông Đăng cũng cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước nên nghiêm túc tính toán đến phương án thay thế các phương tiện xe máy bằng các phương tiện như xe đạp, xe đạp điện hay các phương tiện khác không có khí thải gây hại. Đồng thời xử lý nghiêm các phương tiện giao thông quá cũ kỹ, lượng khí thải phát ra lớn. “Lâu dài nên tính tới phương án cấm hoàn toàn xe máy trong nội đô để cải thiện chất lượng không khí”, ông Đăng nói.
AQI là một chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản của không khí (bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3). Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt (0 - 50), các chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe; mức trung bình (51 - 100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài; mức kém (101 - 200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài; mức xấu (201 - 300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài; mức nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·‘Đại gia’ ô tô Việt bán hơn 16 nghìn xe trong 2 tháng, tặng dự án 600 tỷ đồng
- ·Mỹ điều tướng tới Ukraine, tăng cường cố vấn trực tiếp trên thực địa
- ·Dự báo giá cà phê ngày 13/7/2024: Liệu có tăng trở lại?
- ·JICA hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế tăng khả năng ứng phó với COVID
- ·Sau 1 tháng bị 'vượt mặt', Thaco lấy lại ngôi 'đầu bảng' từ Toyota về doanh số bán hàng
- ·Hải quan Lạng Sơn nộp NSNN gần 1,3 tỷ đồng tiền phạt vi phạm hành chính
- ·Căn cứ tên lửa của Mỹ đặt gần Nga sắp đi vào hoạt động
- ·Ông Putin đánh giá vũ khí phương Tây, Ukraine đối mặt mùa đông ‘rất khó khăn’
- ·Vụ hiệp sĩ bị đâm chết: Lời khai rợn người của hai ‘đạo chích’
- ·Phải đeo khẩu trang suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ
- ·Đại biểu Quốc hội chất vấn về chất lượng không khí, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói gì?
- ·Số người thương vong ở Gaza tăng, Israel càn quét các tiệm đổi tiền ở Bờ Tây
- ·IDF tấn công các cơ sở an ninh Hamas, Mỹ nói Israel sẽ chuyển sang giai đoạn mới
- ·Nga, Ukraine đồng loạt tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của nhau
- ·Ông Trịnh Văn Bô, người dự kiến được đặt tên phố tại Cầu Giấy, là ai?
- ·Ghi nhận thêm 4 bệnh nhân nhiễm COVID
- ·Vũ khí chiến đấu giúp Nga áp đảo Ukraine trong xung đột
- ·“Nóng” tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới
- ·Phải khắc phục tình trạng 'cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con'
- ·Nga tấn công chớp nhoáng Bakhmut, 150 người Czech đầu quân cho Ukraine