会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đa bóng hôm nay】Quỹ bảo trì chung cư: Người muốn nhả, kẻ giữ khư khư!

【đa bóng hôm nay】Quỹ bảo trì chung cư: Người muốn nhả, kẻ giữ khư khư

时间:2024-12-23 22:54:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:273次
Từ 10/12,ỹbảotrìchungcưNgườimuốnnhảkẻgiữkhưkhưđa bóng hôm nay những chủ đầu tưchây ỳ bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân sẽ bị cưỡng chế thực hiện. ảnh: Đức Thanh

Nhiều doanh nghiệpchây ỳ

Năm 2015, sự kiện người dân Chung cư Keangnam phải có đơn “cầu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ để đòi lại quỹ bảo trì chung cư lên đến trên 120 tỷ đồng, cho thấy sự bất lực của người dân trong việc đòi lại quỹ bảo trì, một khi chủ đầu tư chây ỳ không muốn trả.

Trước đó, “cuộc chiến” đòi quỹ bảo trì nhà chung cư tại chung cư Keangnam đã diễn ra căng thẳng và kéo dài nhiều tháng trời. Trong quá trình đòi lại quỹ bảo trì chung cư, Ban quản trị cư dân đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng, nhưng chủ đầu tư là Công ty Keangnam Việt Nam vẫn quyết không chịu trả.

Trước thông tin Tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc), công ty mẹ của Công ty Keangnam Việt Nam có thể bị phá sản, đặc biệt là thông tin tập đoàn này rao bán Dự ánKeangnam Hà Nội có thể khiến cư dân mất trắng quỹ bảo trì, làm cho cư dân Tòa nhà Keangnam Hà Nội đã phải có đơn cầu cứu đến Thủ tướng.

Thế nhưng, ngay cả khi Văn phòng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo UBND TP. Hà Nội xử lý vụ việc, việc đòi lại quỹ bảo trì của cư dân Keangnam vẫn gặp nhiều khó khăn, bế tắc.

Tại Hà Nội, Keangnam không phải là dự án duy nhất người dân gặp khó khăn trong việc đòi lại quỹ bảo trì. Bởi trước đó, cư dân Tòa nhà D11, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy cũng mất rất nhiều thời gian để đòi lại phí bảo trì tòa nhà này từ chủ đầu tư là CTCP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3), nhưng không được doanh nghiệp này bàn giao.

Không đòi được quỹ bảo trì, mới đây cư dân Tòa nhà D11 đã tiến hành kiện Hanco3 ra Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm. Việc giải quyết vụ khiếu kiện này chưa biết kết quả như thế nào và việc thi hành án sau đó (nếu cư dân thắng kiện) ra sao, nhưng sẽ tạo ra một tiền lệ để cư dân các tòa nhà khác hành xử với các chủ đầu tư chây ỳ bàn giao quỹ bảo trì. Trong khi đó, với chủ đầu tư Hanco3, việc sẵn sàng chấp nhận tai tiếng bị khách hàng khiếu kiện cho thấy, doanh nghiệp này vẫn chưa sẵn sàng trả lại tiền phí bảo trì cho các cư dân.

Mới đây nhất, Đầu tư Bất động sảncũng nhận được đơn thư của cư dân Chung cư Sông Hồng Parkview, 165 Thái Hà, Đống Đa, phản ánh việc chủ đầu tư dự án là Tổng CTCP Sông Hồng và CTCP Đầu tư địa ốc Sông Hồng không tiến hành tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị tòa nhà và bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân, dù dự án đã đi vào hoạt động 3 năm. Vụ việc này hiện vẫn đang lùm xùm khi cả cư dân và chủ đầu tư đang lời qua, tiếng lại về vấn đề này, cũng như nhiều vấn đề khúc mắc khác của dự án.

Ngoài 3 dự án trên, còn hàng loạt dự án chung cư khác tại Hà Nội, dù đã đưa vào sử dụng từ lâu, nhưng cư dân vẫn phải vất vả chạy theo chủ đầu tư trong việc đòi lại quỹ bảo trì. Chẳng hạn, Dự án Sky City 88 Láng Hạ, sau 5 năm đi vào hoạt động, dự án đã thành lập được Ban quản trị nhà chung cư, nhưng số tiền quỹ bảo trì còn lại khoảng 30 tỷ đồng, chủ đầu tư là Hanotex đến nay vẫn chưa trả hết cho cư dân. Hoặc tại Dự án N05 Trung Hòa Nhân Chính của Vinaconex, đã bàn giao nhà từ lâu, đã thành lập được ban quản trị nhà chung cư, nhưng theo phản ánh mới đây của cư dân, chủ đầu tư không chịu trả khoảng 70 tỷ tiền phí bảo trì cho ban quản trị.

Việc chủ đầu tư không trả phí bảo trì, dự án không được bảo trì thường xuyên khiến Dự án N05 xuống cấp rất nhanh. 

Theo quy định của Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, chủ đầu tư có trách nhiệm mở tài khoản tại tổ chức tín dụng để nhận tiền phí bảo trì và quản lý theo quy định. Đến thời điểm ban quản trị chung cư được thành lập và có yêu cầu, chủ đầu tư sẽ phải chuyển khoản số tiền phí bảo trì cho ban quản trị trong khoảng thời gian tối đa 7 ngày (đã quyết toán số liệu), hoặc 10 ngày (nếu chưa quyết toán số liệu).

Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn theo quy định, thì ban quản trị tòa nhà có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh, nơi có nhà chung cư, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Trong vòng tối đa 45 ngày, UBND cấp tỉnh, nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì sẽ phải thực hiện hoàn toàn các công việc cưỡng chế và chuyển giao khoản kinh phí này cho các ban quản trị tòa nhà.

Trong quá trình thực hiện cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, thì UBND cấp tỉnh phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Bảo hiểm y tế đảm bảo quy trình chi trả khi khám chữa bệnh đúng tuyến
  • Giáp tết Nguyên Đán, liên tiếp bắt giữ hai vụ vận chuyển gần 60Kg pháo lậu
  • Không chấp nhận tình trạng người Việt kéo nhau ra nước ngoài khởi nghiệp
  • Cục Đường sắt Việt Nam chính thức công bố đường dây nóng trực 24/24h dịp Tết
  • Khuyến cáo tình trạng gia tăng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
  • Vì sao Bay Buffet được hoạt động ở hồ Tây bất chấp lệnh cấm?
  • Chính thức: Tết Dương lịch 2019 được nghỉ 4 ngày, Tết Nguyên đán được nghỉ 9 ngày
  • Chủ tịch UBND TP.HCM: Thành phố đã trải qua một năm với nhiều khó khăn, thách thức
推荐内容
  • Phó Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống rửa tiền
  • Vụ 46 công nhân ngộ độc: Công ty TNHH Shinsung Vina bị xử phạt 15,3 triệu đồng
  • Thủ tướng: 'Khởi nghiệp trên nền tảng sáng tạo tôi tin thành công ắt sẽ đến'
  • Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các doanh nhân trẻ
  • Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép
  • Thành quả của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước có sự đóng góp to lớn của nhà khoa học