【kqbd spartak moscow】Nhịp cầu ví giặm
Ông Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. |
“Người mẹ ấy sinh con trong trời đêm.
Đất nước lầm than mà dân đang nô lệ.
Giữa bùn đen mà hoa sen vẫn nở,
Chiếc võng gai che nghiêng khung cửa lụa.
Mẹ ru con trong tiếng thoi đưa.
Mẹ làng Sen, mẹ làng Sen, người mẹ Việt Nam đã cho đời người con quang vinh
…người mẹ Việt Nam đã cho đời người anh hùng Hồ Chí Minh.
Đêm 20 của tháng Mười Một, khán phòng đã vang lên những câu ca đầy xúc động như thế của cô giáo Hoài Thu, ca bài “Người mẹ làng Sen” của nhạc sỹ Lê Hàm. Các nghệ sĩ đã dâng trọn tài năng và tình cảm của mình cho những điệu ca ví giặm của quê hương, đem đến cho người nghe những niềm tự hào và tình yêu ngọn nguồn xứ sở.
Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của dân ca ví, giặm xứ Nghệ
Xứ Nghệ được biết đến là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Theo dòng chảy của thời gian, người dân nơi đây đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng với nhiều thể loại đặc sắc, trong đó có dân ca ví, giặm. Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Hoàng Xuân Lương, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội cho biết: “Đây là hoạt động bảo tồn văn hóa Việt Nam, trong đó có dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Bên cạnh hoạt động chuyên trách của đoàn nghệ thuật Nghệ An, Hà Tĩnh và các đoàn thể khác của các địa phương thì việc truyền bá hoạt động dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của nhân dân, trong đó đặc biệt việc xuất hiện và hình thành các câu lạc bộ như Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội là rất quan trọng”.
Ông ghi nhận các hoạt động rất thường xuyên, tích cực, quan trọng của CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội, trong đó không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của Ban chủ nhiệm CLB dân ca ví, giặm tại Hà Nội, mà người đứng đầu là bà Nguyễn Thị Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
Di sản văn hoá từ lâu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để phát huy vai trò của di sản văn hoá, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”. Đây là dịp để mọi người cùng nhau tôn vinh những giá trị di sản văn hoá Việt Nam, từ đó cổ vũ, bồi đắp thêm tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với quê hương đất nước. |
Bày tỏ mong muốn dân ca ví, giặm sẽ được đưa vào nhà trường nhiều hơn nữa để các thế hệ trẻ có thể bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị, ông nhấn mạnh: “Ở đâu có người xứ Nghệ là ở đó có dân ca ví, giặm; ở đâu có dân ca ví, giặm là ở đó có văn hóa Nghệ Tĩnh… Thực sự chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi khi văn hóa xứ Nghệ, hồn cốt của văn hóa xứ Nghệ, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ngày càng được lan tỏa. Sự lan tỏa này là sự đóng góp vô cùng lớn lao của biết bao nhiêu người… Và điều đặc biệt là sự lan tỏa những làn điệu dân ca ví giặm không chỉ dừng lại ở những người con xứ Nghệ mà người người, nhà nhà ở khắp các tỉnh thành trên cả nước và ở nước ngoài cũng rất yêu thích”.
Ra đời vào dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/5/2014), đến nay CLB Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội đã ghi được rất nhiều dấu ấn trong lòng người hâm mộ, đặc biệt là sau khi dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 27/11/2014.
Những buổi biểu diễn dân ca ví, giặm nhân các ngày lễ tết, theo đề xuất của các cơ quan, đơn vị, hay những buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB đã được người dân Thủ đô đón nhận hết sức nhiệt tình. Đây thực sự là niềm vui, là món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa đối với Ban Chủ nhiệm và các thành viên CLB.
Bà Nguyễn Thị Thành - Chủ nhiệm CLB dân ca ví, giặm ở Hà Nội vui mừng chia sẻ: “10 năm hoạt động, CLB ngày càng thu hút nhiều hội viên tham gia. Cùng chung tình yêu đối với những làn điệu dân ca, đối với xứ Nghệ yêu dấu, các thành viên đã say sưa sáng tạo, biểu diễn và mang nét độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian tỏa sáng trong đời sống tinh thần của người dân Hà Nội, cũng như người dân trên mọi miền của Tổ quốc. Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng CLB vẫn rất cố gắng duy trì hoạt động để mang hồn cốt của văn hóa xứ Nghệ đến với cộng đồng. Đặc biệt có những buổi biểu diễn đã thu hút hàng nghìn người tham dự”.
Bà Nguyễn Thị Thành - Chủ nhiệm CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. |
Có được những thành quả quan trọng bước đầu ấy, ngoài sự nỗ lực của Ban Chủ nhiệm và các thành viên CLB, còn là sự giúp đỡ, động viên kịp thời của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, Ban Liên lạc Hội đồng hương tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tại Hà Nội, các nhạc sỹ, nghệ sỹ, ca sỹ, những nhà hảo tâm, các thành viên tham gia, cùng khán giả khắp mọi miền... Ban chủ nhiệm mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, động viên, khích lệ của các tổ chức, các cá nhân để CLB không ngừng lan toả và phát triển trong thời gian tới.
Tôn vinh văn hóa phi vật thể
Ông Nguyễn Sinh Tuấn – Nguyên Tổng Giám đốc, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt Việt Nam, đại diện dòng họ Nguyễn Sinh tại Hà Nội cho biết, ông rất ấn tượng và xúc động khi cùng ủng hộ và tham dự Chương trình nghệ thuật đặc sắc này. Ông chia sẻ: Mỗi khi làn điệu dân ca ví, giặm được cất lên, ông như thấy được trở về với tuổi thơ, được nằm trong tay của mẹ, của bà, chìm vào giấc ngủ tuổi thơ trong sáng với cánh đồng làng quê sông nước quê hương. CLB Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại HN đã góp phần rất quan trọng lan tỏa giá trị ví giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống tinh thần của nhiều người.
Chương trình “Nhịp cầu ví giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), kỷ niệm 10 năm dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được tổ chức lần này với mong muốn lan tỏa và phát huy hơn nữa giá trị của những làn điệu dân ca ví, giặm trong các tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước để cùng nhau nâng niu, gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần mọi miền.
Chia tay rồi vẫn còn lưu luyến:
Rồi một chiều chợt nhớ quê hương
Nghe em hát dân ca Xứ Nghệ
Câu hát ru như một thời thuở bé
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa…
(Điệu ví giặm là em)
Chương trình nghệ thuật có sự hội ngộ của hơn 200 nghệ sỹ, đặc biệt là sự tham gia của nhiều ca sỹ nổi tiếng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển và lan tỏa những làn điệu dân ca ví, giặm. |
Những âm hưởng thanh trong ấy sẽ lắng đọng lâu bền trong mỗi tâm hồn con người, để bước đi của những người con vẫn luôn được neo giữ bởi những kết nối mạch nguồn quê hương./
Để có sự bảo tồn, phát triển và lan toả mạnh mẽ những làn điệu dân ca ví giặm cho đến nay, Câu lạc bộ dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội có sự tham gia, đồng hành rất quan trọng của hơn 10 CLB dân ca với hơn 200 nghệ sỹ, đặc biệt là sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Hồng Năm, NSND Thanh Loan, NSND Vương Hà, Tiến sỹ-ca sỹ Anh Thơ, Nghệ nhân ưu tú Phương Hồng, Nghệ sỹ ưu tú Hồng Liên, Đại tá nghệ sỹ Hồng Thoan, nghệ sỹ Hồng Bảy, nghệ sỹ Hồng Thế, cô giáo Hoài Thu, ca sỹ Hà Quỳnh Như, ca sỹ Thanh Tài... |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/11/2023: Dự báo xăng kỳ tới giảm sâu
- ·Bộ Giao thông nêu ý kiến về việc Hòa Phát làm thép ở Khu kinh tế Dung Quất
- ·Tin giả, hậu quả thật!
- ·TX.Tân Uyên: Các công trình xây dựng sai quy định giảm đáng kể
- ·Giá vàng trong nước chính thức giảm về dưới 67 triệu đồng/lượng
- ·Cần Thơ: Thới Lai đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư
- ·Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Thủ Dầu Một: Tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- ·Quảng Bình: Đấu giá quyền sử dụng 191 lô đất Dự án Khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị phần mở rộng
- ·Liên đoàn Lao động tỉnh Long An phát động các phong trào thi đua yêu nước
- ·Ứng 3.670 tỷ đồng bổ sung kế hoạch vốn đối ứng một số dự án ODA
- ·Bài 1: Cuộc đời đầy mê sảng của bà nội bán dâm
- ·Điều kiện để tham gia gói thầu EPC
- ·Tiếp tục các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Long An: Khánh thành cầu Tắc Cạn được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa
- ·Long An tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
- ·Đồng Nai làm chủ tiểu dự án GPMB sân bay Long Thành rộng 5.000 ha
- ·TX.Tân Uyên: Làm tốt hòa giải cơ sở, hạn chế phát sinh tranh chấp
- ·Xung quanh việc mở thầu tại 3 gói thầu xây lắp huyện Nhà Bè (TP.HCM): Sự vội vã không cần thiết
- ·Quốc hội tán thành quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Thanh tra sở
- ·Đón làn sóng đầu tư thứ 3 cho hạ tầng giao thông