【nhan.dinh.bong.da】Ngôi trường vùng sâu xứng đáng đạt chuẩn quốc gia
BP - Trường tiểu học Lê Lợi,ườngvugravengsacircuxứngđaacutengđạtchuẩnquốnhan.dinh.bong.da xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập có 631 học sinh/29 lớp; trong đó, hơn 40% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, khó khăn, di cư từ Campuchia về. Những năm qua, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, thầy trò nhà trường luôn nỗ lực thi đua dạy tốt - học tốt, góp phần hoàn thiện các tiêu chí chuẩn quốc gia.
HƠN 40% HỌC SINH DIỆN KHÓ KHĂN
Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Thái Thị Kim Huệ cho biết: Trường tiểu học Lê Lợi thành lập từ năm 2006 trên cơ sở tách ra từ Trường tiểu học Đa Kia A. Trường có 4 điểm, gồm điểm chính và 3 điểm lẻ. Trong 4 điểm thì điểm chính ở thôn Bình Tân, giáp ĐT759 nên có nhiều điều kiện hơn, số còn lại đều khó khăn. Điểm Bù Tam có 105 học sinh/5 lớp, trong đó phần lớn là con em đồng bào S’tiêng, 37 học sinh là con các hộ di dân từ Campuchia và từ miền Tây đến Bình Giai là điểm xa nhất, cách điểm chính 12km với 171 học sinh/9 lớp, trong đó 100% là người S’tiêng. Điểm Bình Tiến có 109 học sinh/5 lớp, trong đó 10 em thuộc hộ di dân tự do.
Cô và trò lớp 4A1Trường tiểu học Lê Lợi ở xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập trong giờ học
Các hộ di dân tự do về Phước Minh không nhà ở, không đất sản xuất và không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Họ chủ yếu sống trên lòng hồ thủy điện Cần Đơn bằng nghề đánh bắt cá và ai thuê gì làm nấy. Vì thế, con em thường đi học muộn, nhiều em lớn hơn từ 3-5 tuổi so với các bạn cùng lớp. Các hộ di dân từ miền Tây sinh sống không ổn định, mùa nước lên thì tập trung về đông đủ nhưng mùa nước cạn lại chuyển đi nơi khác nên con em thường xuyên chuyển trường, chuyển lớp. Đối với các hộ S’tiêng trình độ dân trí thấp, nhiều phụ huynh không biết tiếng Việt, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên ít quan tâm đến việc học của con em.
Theo thống kê, trường có tới 257 học sinh thuộc diện khó khăn cần quan tâm hỗ trợ, chiếm hơn 40% tổng học sinh toàn trường; trong đó 117 em có sổ hộ nghèo. Để duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục, trường tăng cường dạy học 2 buổi/ngày cho các em. Hiện chỉ còn điểm Bình Giai do cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên chỉ dạy 1 buổi/ngày, số còn lại học 2 buổi/ngày. Có nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn nên Trường tiểu học Lê Lợi được các đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm tặng quà, học bổng nhiều nhất huyện. Doanh nghiệp luôn quan tâm, sát cánh hỗ trợ trường là Công ty TNHH MTV Chí Cường, thôn Bình Tân, xã Phước Minh. Riêng đầu năm học 2019-2020, công ty hỗ trợ 20 suất học bổng tặng học sinh nghèo, mỗi suất 500 ngàn đồng; mỗi năm tổ chức trung thu cho 1 điểm trường... Được quan tâm, hỗ trợ nên trường luôn có nguồn quà dự trữ cho cả năm học, những trường hợp khó khăn đều được trao tặng kịp thời. Qua đó, không có bất kỳ học sinh nào phải nghỉ, bỏ học do hoàn cảnh khó khăn.
HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT
Xuất phát là điểm lẻ của Trường tiểu học Đa Kia A nên những năm đầu thành lập, cơ sở vật chất của Trường tiểu học Lê Lợi thiếu thốn đủ bề. Tuy nhiên, trường luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Sau 2 năm thành lập, trường được huyện đầu tư xây dựng 10 phòng học lầu thay thế các phòng học cấp 4 xuống cấp; các năm 2010, 2017 tiếp tục được đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học lầu và 4 phòng chức năng lầu, đồng thời bê tông 100% sân trường. Hiện nay, các điểm trường đều có đầy đủ nhà vệ sinh, điện nước, hàng rào, sân chơi thể thao. Các phòng học, phòng chức năng, bộ môn đều trang bị đầy đủ bàn ghế và thiết bị dạy học lý thuyết lẫn thực hành. 3 năm trở lại đây, trường được Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ 4 máy lọc nước đặt tại 4 điểm trường, công suất lọc 500 lít nước/giờ.
Các thầy, cô của Trường tiểu học Lê Lợi (Bù Gia Mập) luôn tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng chia sẻ với học sinh khi các em gặp khó khăn. Trong ảnh: Cô Phạm Thị Dinh hướng dẫn học sinh lớp 4A1 làm toán
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, công tác xây dựng chuẩn quốc gia cũng được trường thực hiện xã hội hóa rất hiệu quả. Trường vận động các phụ huynh, giáo viên, tổ chức, cá nhân đóng góp cát, đá, xi măng, tiền, ngày công làm nhà đa năng rộng 220m2 tại điểm chính. Đầu năm học vừa qua, trường vận động làm cột cờ và sân khấu, kinh phí 13 triệu đồng; mua dàn máy âm thanh 30 triệu đồng. Kinh phí phần lớn do Công ty Chí Cường hỗ trợ. “Hiện nay, ngoài cần đầu tư thêm bếp ăn bán trú, hội trường ở điểm chính, 4 phòng học ở điểm lẻ Bình Giai để đảm bảo học 2 buổi/ngày thì công tác xây dựng đạt chuẩn quốc gia của trường cơ bản hoàn thiện. Hồ sơ nhà trường đã trình cấp trên xem xét, phê duyệt và làm thủ tục công nhận” - cô Huệ nói.
QUYẾT TÂM BÁM LỚP, BÁM TRƯỜNG
Trường có 46 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 40 giáo viên đứng lớp. Để đẩy mạnh phong trào thi đua dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, Ban giám hiệu trường không ưu ái bất kỳ giáo viên nào mà bắt buộc 100% phải “đi cơ sở”. Tức thực hiện theo tuần tự 1 năm 1 điểm trường, 4 năm hết 4 điểm trường thì tiếp tục quay lại lần 2. Cách làm này mục đích để các giáo viên đều được tiếp cận, làm việc với mọi đối tượng học sinh, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm, giải pháp khác nhau trong dạy học, vận động các em đến lớp. Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2017-2018, trường có 20 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 16 giáo viên giỏi cấp huyện và 3 giáo viên giỏi cấp tỉnh; năm học 2019-2020 có 26 giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó 22 giáo viên được cử dự thi cấp huyện sắp tới. Tiêu biểu trong phong trào này có các thầy cô: Phan Thị Mến, Đỗ Thị Hằng, Nguyễn Văn Ngoan... luôn gắn bó, tâm huyết với học sinh, với trường. Nhiều năm liền, thầy cô đạt dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, tỉnh, là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và được huyện Bù Gia Mập tuyên dương nhà giáo tiêu biểu. Thầy Nguyễn Đình Lập, giáo viên môn thể dục công tác tại trường năm 2012, hoàn cảnh gia đình khó khăn, con mất vì bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn luôn tâm huyết với nghề, thi đua dạy giỏi. Năm học 2015-2016, thầy huấn luyện học sinh giành 2 huy chương vàng toàn quốc môn bật xa và chạy.
Ở địa bàn vùng sâu, học sinh dân tộc thiểu số, hộ nghèo, khó khăn đông nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể hội đồng sư phạm đã xây dựng trường vững mạnh toàn diện. Nhiều năm liền, trường không có học sinh bỏ học, tỷ lệ hoàn thành chương trình lớp học đạt trên 99,8%; hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Chi bộ có 10 đảng viên, nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu, được Tỉnh ủy tặng bằng khen giai đoạn 2012-2017. Nhiều năm liền, trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tâm sự của cô gái từng là gái hư
- ·Đà Nẵng triển khai đấu giá 8 khu đất lớn trong quý IV/2023
- ·Gỡ vướng thủ tục, tăng ưu đãi làm nhà ở xã hội
- ·Nghiêm cấm mua bán, sử dụng các hoạt chất cấm trong sản xuất nông nghiệp
- ·Chồng đưa bồ đi du lịch khi vợ sắp sinh
- ·Tăng cường giám sát việc phá dỡ công trình khi xây dựng
- ·TX.Thuận An: Cần có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại mũi tàu Phú Long
- ·Xe “mù” ra phố!
- ·Bài 2: Quản lý vô cảm
- ·Lưu ý gì khi xuống tiền đầu tư chung cư
- ·Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới
- ·Bỏ đề xuất chỉ được bán tối đa 5 căn nhà một năm; Thị trường đất nền phía Nam vẫn ảm đạm
- ·Đất nền Hà Nội liệu đang sốt hay nguội?
- ·Quảng Nam kiến nghị gỡ khó cho loại hình nhà ở nhà hội
- ·Dựng xong trường do bạn đọc VietNamNet góp sức
- ·Thông tin phản hồi
- ·The Felix: Căn hộ dành cho người Sài Gòn
- ·Xe công nông ra phố
- ·Không để công ty CP lộng hành 'làm giá' trứng gà
- ·TP.HCM ước tính lợi nhuận mọi phân khúc bất động sản bằng 15% tổng chi phí đầu tư