【u21 phap vs】Phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 và điều chỉnh nhiều dự án đầu tư công
Biểu quyết thông qua nghị quyết |
Đó là các dự án: Xây dựng tuyến giao thông cửa ngõ vào huyện Nam Đông; Trung tâm Y tế thành phố Huế; Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa; Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu (giai đoạn 1); Hệ thống tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, TP. Huế; Cấp nước nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.
Thẩm tra tờ trình của UBND tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh (Ban) nhận thấy việc phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án trên đúng quy định của pháp luật.
Đối với dự án Xây dựng tuyến giao thông cửa ngõ vào huyện Nam Đông, tờ trình của UBND tỉnh cho rằng, dự án được đầu tư nhằm nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường hiện có, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các phương tiện giao thông; kết nối, phát huy hiệu quả tuyến đường cao tốc La Sơn - Tuý Loan, tạo điều kiện thúc đẩy phát triền kinh tế - xã hội.
Dự án có quy mô đầu tư gồm hạng mục nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến Tỉnh lộ 14B đoạn từ Km19+300 (ngã ba Tỉnh lộ 14B và đường vào Thác Mơ, khu du lịch sinh thái YesHue Eco) đến Km22+300 (tiếp nối vào đoạn đường 26m đã được đầu tư xây dựng) với chiều dài khoảng 3km, mặt cắt đường 26m; nâng cấp, xây 2 mới các công trình thoát nước ngang, thoát nước dọc; kè gia cố một số đoạn sông suối. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 79,961 tỷ đồng với thời gian thực hiện dự án là 3 năm.
Qua thẩm tra, Ban thống nhất với tờ trình của UBND tỉnh. Sau khi HĐND tỉnh thống nhất thông qua, Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư, các đơn vị liên quan hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn để bố trí cho dự án. Mặc khác, hiện trạng tuyến đường đầu tư có địa hình sườn dốc, nhiều đoạn quanh co, gấp khúc nguy hiểm, do vậy, đê nghị chủ đầu tư lưu ý trong quá trình thiết kế, triên khai thi công dự án cân nghiên cứu nắn, chỉnh tuyến phù hợp, chú trọng các giải pháp thi công đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Liên quan dự án Trung tâm Y tế thành phố Huế, thông tin tờ trình của UBND cho biết, dự án có quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đáp ứng tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa quy mô 30 giường, với tổng mức đầu tư 278,5 tỷ đồng.
Qua thẩm tra, Ban nhận thấy, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân, tạo môi trường làm việc chất lượng, hiệu quả, thuận lợi, dự án này là rất cần thiết và thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh.
Đại biểu Phan Thanh Hải nêu ý kiến |
Liên quan đến các dự án được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Kinh tế - Ngân sách đánh giá, dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với tổng thể hệ thống Hoàng thành Huế cần được tiếp tục triển khai thực hiện, nhằm phát huy hiệu quả của việc đầu tư dự án, do vậy, việc điều chỉnh chủ trương đâu tự dự án là cân thiết, trong đó điều chỉnh giảm phần ngân sách Trung ương (từ 100 tỷ đồng xuống còn 67,559 tỷ đồng), phần còn lại ngân sách tỉnh trong phần cân đối nguồn vốn đầu tư dự án, việc điều chỉnh này không làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án.
Thảo luận dự án này, đại biểu Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao cho rằng, tiến độ giải ngân dự án đạt gần 70% đã thể hiện sự cố gắng trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. “Đây là công trình sẽ tạo cơ hội nâng cao tay nghề của nghệ nhân. Dự án này có phần trùng tu “đụng chạm” đến bảo vật quốc gia, nên cần hết sức cẩn thận, cần có cách làm phù hợp”, ông Hải nói.
Ngoài ra, các dự án: Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu (giai đoạn 1); Hệ thống tiêu thoát lũ Phố Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, thành phố Huế; Cấp nước nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Ban Kinh tế - Ngân sách cũng thống nhất cao với tờ trình của UBND tỉnh.
Trong đó, đối với dự án Cấp nước nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Ban đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường phối hợp, sớm hoàn thành đưa dự án vào vận hành, đảm bảo cấp nước sạch cho các địa bàn khó khăn, góp phần hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ người dân dùng nước sạch đạt gần 10% dân số theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024, qua thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách cho rằng, kế hoạch được UBND tỉnh tổng hợp, rà soát kỹ lưỡng trên cơ sở bám sát các quy định hiện hành của Luật Đầu tư công năm 2019, quy định của Chính phủ, kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 21/8/2023; đồng thời đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ban thống nhất với các nội dung UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.
Cụ thể, tổng nguồn vốn bố trí năm 2024 số tiền 6.257,879 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương số tiền 1.915,653 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia số tiền 346,253 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện dự án theo ngành, lĩnh vực, dự án trọng điểm số tiền 994,4 tỷ đồng; vốn nước ngoài số tiền 575 tỷ đồng.
Nguồn vốn ngân sách địa phương số tiền 4.342,226 tỷ đồng, bao gồm nguồn tập trung trong nước số tiền 707,526 tỷ đồng; nguồn thu sử dụng đất số tiền 3.100 tỷ đồng; nguồn xổ số kiến thiết số tiền 120 tỷ đồng; nguồn bội chi ngân sách địa phương số tiền 414,7 tỷ đồng.
Chiều nay, HĐND tỉnh cũng đã thông qua 30 nghị quyết. Đáng chú ý là các nghị quyết liên quan đến việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý; quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; quy định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2023 trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045; đặt tên đường tại TP. Huế, huyện Phong Điền, huyện Nam Đông; quy định chế độ, chính sách cho học sinh và giáo viên trong các cuộc thi, kỳ thi học sinh giỏi các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Ngày mai (8/12), HĐND tiếp tục làm việc với các nội dung đáng chú ý như: Thảo luận về nhiệm vụ phát triến kinh tế - xã hội năm 2024; họp phiên chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và họp phiên bế mạc. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Cảnh giác chiêu lừa đảo chị em phụ nữ dự tuyển thí sinh áo dài
- ·Bắt bác sĩ trục lợi hơn 350 triệu đồng bảo hiểm y tế
- ·Thu hút các hãng phim lớn thế giới đến quảng bá du lịch Việt Nam
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Xét xử vụ Việt Á: Khoan hồng, giảm nhẹ cho những bị cáo không hưởng lợi
- ·DHL Express ký thỏa thuận hợp tác với Vietcombank
- ·Bị kết luận "vi phạm pháp luật", DongABank trấn an khách hàng
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Vinamilk – TOP 10 DN niêm yết có uy tín nhất trên truyền thông
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Hơn 10 ngàn người tham dự lễ hội âm nhạc bên hồ Xuân Hương, Đà Lạt
- ·Bắt giữ cô gái 'chơi đêm, ngủ ngày' để trốn truy nã
- ·Nhân viên kinh doanh công ty Việt Á vắng mặt trong buổi xét xử sáng nay
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Bắt Chủ tịch HĐQT công ty tài chính lừa gửi tiền, chiếm đoạt hơn 200 tỷ
- ·Báo Pháp đề cao tiềm năng du lịch Việt Nam
- ·Mạo danh công an để lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Sinh viên Italy tự hào làm sứ giả quảng bá văn hóa Việt