【ban xep han c2】Đẩy mạnh truyền thông trong công tác dân số
Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược quốc gia dân số (DS) - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2015. Với mục tiêu và nhiệm vụ được giao là phải tập trung nâng cao chất lượng DS, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ- trẻ em, duy trì giảm sinh một cách hợp lý và kiểm soát bằng được tỷ số giới tính khi sinh, Ban chỉ đạo (BCĐ) Chương trình mục tiêu DS - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) huyện Bắc Tân Uyên đã xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện, tăng cường đổi mới nội dung và phương pháp thực hiện để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch DS-KHHGĐ đề ra trong năm.
Cán bộ và cộng tác viên dân số xã Tân Lập đến nhà dân để tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Ảnh: C.LÝ
Bác sĩ Nguyễn Kim Uyên, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế, Phó BCĐ Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ huyện Bắc Tân Uyên, cho biết điều thuận lợi là công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện là luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể. Cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và Sở Y tế, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện từng bước được củng cố, kiện toàn, bổ sung cán bộ, bảo đảm các điều kiện hoạt động và tổ chức thực hiện các mục tiêu chương trình. Từ những thuận lợi đó, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực về tổ chức triển khai lẫn kết quả thực hiện.
Để điều hành công tác hiệu quả, các thành viên trong BCĐ huyện đều được phân công phụ trách từng xã để nắm tình hình và hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện. BCĐ cấp huyện và Ban dân số cấp xã đã ký kết hợp đồng trách nhiệm truyền thông thay đổi hành vi với các ban ngành, đoàn thể thành viên. Qua đó, các bên cùng nhau phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, thay đổi hành vi, trong đó chú trọng ở các xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con lần thứ 3 trở lên cao. Cùng với việc duy trì và tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác truyền thông thay đổi hành vi còn được tổ chức trực tiếp tại cộng đồng thông qua các hình thức như tổ chức họp nhóm nhỏ, tư vấn hộ gia đình, cung cấp tài liệu tờ rơi…
Để phát huy hiệu quả, công tác truyền thông giáo dục không chỉ đổi mới về mặt tổ chức mà còn chú trọng về phương pháp, tổ chức bằng nhiều loại hình, mô hình phù hớp với tâm lý, phong tục, tập quán của từng đối tượng, hướng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nội dung truyền thông cũng phong phú hơn, ngoài việc vận động giảm sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai, còn tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh, các hoạt động nâng cao chất lượng DS…
Với đội ngũ cán bộ, cộng tác viên DS-KHHGĐ có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với công việc, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu KHHGĐ trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên hầu hết đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Kết quả thống kê cho thấy, số người mới thực hiện các biện pháp tránh thai trên toàn huyện trong 6 tháng đầu năm là 1.773/2.679, đạt 66,2% kế hoạch năm. Trong đó, đặt vòng 325/550 người, đạt 59,1% so với kế hoạch năm; thuốc cấy 54/20 người, đạt 270% so với kế hoạch năm; thuốc tiêm 236/350 người, đạt 67,43%...
Trong điều kiện kinh phí hoạt động truyền thông bị cắt giảm đến 30% so với năm 2014, nhưng nhiều chỉ tiêu trong công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên vẫn đạt kết quả khá cao. Để công tác DS-KHHGĐ ngày càng đi vào chiều sâu, BCĐ chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ huyện xác định, trong những tháng còn lại của năm, một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ và tích cực hơn về công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới; tự nguyện và sẵn sàng đóng góp chi phí khi thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, chấp nhận sử dụng phương pháp tránh thai dưới hình thức tiếp thị xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng truyền thông giáo dục cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên DS để quản lý và thực hiện tốt các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ của huyện.
CẨM LÝ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·CPI tháng 8 tăng 0,07%
- ·Tham nhũng vẫn là vấn đề khiến xã hội bức xúc nhiều nhất
- ·Ai quản lý đường giao thông nông thôn?
- ·Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như thế nào?
- ·Sau Tân Sơn Nhất, đến lượt sân bay Nội Bài dừng nhập cảnh để chống dịch
- ·Đời thợ hồ
- ·Bé trai 8 tuổi chết đuối do rơi xuống suối
- ·Thực hư về vụ suối Nậm Khếnh ở Điện Biên đổi màu đỏ như máu
- ·Vinmec và bệnh viện trung ương Quân đội 108 hợp tác đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa
- ·Quý 3/2015, Bù Đăng có 12 người chết vì TNGT
- ·Quạt trần Italia
- ·Siêu xe 15 tỷ đồng "cưỡi" dải phân cách giữa Sài Gòn
- ·Bao giờ cầu ở tổ 7, xã Long Tân được xây dựng?
- ·Hơn 2 triệu trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thấp còi
- ·Samsung Việt Nam sẽ hỗ trợ cải tiến cho 20 doanh nghiệp trong năm nay
- ·18 tấn mỡ bò, mỡ heo bẩn “bốc hơi” khi niêm phong
- ·Những trẻ em không có tết Trung thu
- ·Giao đất không thu tiền sử dụng cho 14 tổ chức
- ·TPHCM triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID
- ·Bao giờ cầu ở tổ 7, xã Long Tân được xây dựng?