【sevilla vs villarreal】Tỉ mỉ để chinh phục thị trường Nhật
Đối tác khó tính
Là người từng “ăn chực nằm chờ” cùng các DN Việt Nam “tìm đường” cho hàng hóa XK sang Nhật Bản,ỉmỉđểchinhphụcthịtrườngNhậsevilla vs villarreal ông Đỗ Văn Dũng, Chủ tịch Câu lạc bộ DN Việt Nam - Nhật Bản chia sẻ, hàng Việt Nam muốn XK sang Nhật cần rất cẩn thận vì luật của Nhật Bản chặt chẽ. Các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, tôm đông lạnh… đều phải tuân thủ hàng loạt quy định khắt khe về sản phẩm, về chứng minh xuất xứ từng loại nguyên liệu, thời gian gia công, lương công nhân…
Các DN làm việc với đối tác Nhật Bản cũng cho biết, để XK thành công sang thị trường Nhật, các yếu tố quan trọng hàng đầu là phải tỉ mỉ, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng thời gian. Bà Nguyễn Xuân Lan, cán bộ Phòng Thương mại đối ngoại, Công ty Phương Nam Trade, đơn vị có nhiều năm XK sang thị trường Nhật Bản cho biết: “Cách đây 10 năm chúng tôi đã XK hàng sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và số lượng hàng, thì đối tác Nhật quan tâm rất tỉ mỉ tới cả cách bao gói, mẫu mã sản phẩm. Ngay như bao bì được làm bằng gì, kích thước, rồi những mắt lỗ thông hơi trên bao bì có khoảng cách bao nhiêu, mỗi bao có bao nhiêu lỗ là hợp lý... cũng được đối tác Nhật kiểm tra rất cẩn thận. Tất cả cho thấy, người Nhật rất tỉ mỉ và khó tính. Tuy nhiên, khi đã trở thành đối tác thì sẽ rất lâu dài”.
Ông Đỗ Văn Dũng cũng cho rằng, đối tác Nhật Bản thường cẩn thận, tỉ mỉ, nhưng khi đã có uy tín thì công việc hợp tác khá thuận lợi. Bên cạnh đó, DN cần nắm rõ thông tin để tìm ra cơ hội tốt nhất. Theo ông Dũng, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Nhật Bản trong đó Việt Nam là thành viên của ASEAN giúp DN Việt có lợi thế về xuất xứ hàng hóa, theo tính chất cộng gộp xuất xứ trong khu vực. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản mang tính chất song phương nên cũng giúp các DN có ưu đãi hơn về thuế xuất. Ngoài ra, xu hướng mới của Nhật Bản là chuyển NK nhiều loại mặt hàng từ Trung Quốc sang NK từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, sắp tới sẽ có thêm những điều chỉnh nữa dựa trên cam kết trong Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà cả Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên.
Mở hướng giao thương
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có hiệu lực từ năm 2009 đến 2026, đang bước vào giai đoạn mới 2015 – 2019. Theo Thông tư số 25 năm 2015 của Bộ Tài chính ban hành kèm Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam với Nhật Bản, từ 1-4-2015, có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế quan về 0%. Các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông thủy sản và hàng dệt may, đó cũng là những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam với thuế suất bình quân đối với hàng NK từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018.
Theo ông Đỗ Văn Dũng, khi hợp tác với DN Nhật Bản, điều quan trọng nhất mà các DN Việt Nam cần lưu ý là đảm bảo được chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng. Các DN Nhật Bản không chấp nhận cùng một lô hàng mà chất lượng sản phẩm lại khác nhau, thời gian giao hàng chậm. Các DN Việt Nam nên hợp tác chặt chẽ với các nhà NK Nhật Bản để tìm hiểu thị hiếu, phong cách tiêu dùng của người Nhật, qua đó sản xuất các sản phẩm phù hợp”.
Các mặt hàng đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may của nước ta được thị trường Nhật Bản đánh giá rất cao và có thể đẩy mạnh hơn nữa XK các mặt hàng này. Tuy nhiên, theo ông Dũng, các DN cần lưu ý, người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, tinh tế và rất chú ý đến từng chi tiết của sản phẩm. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển cũng sẽ làm người tiêu dùng Nhật Bản không hài lòng về sản phẩm đó.
Gợi mở những cơ hội giao thương cho DN Việt, ông Đỗ Văn Dũng cho biết, Câu lạc bộ Việt Nam - Nhật Bản thường xuyên có các chương trình kết nối DN Việt Nam với Nhật Bản theo nhu cầu của từng DN. Khi nhu cầu của 2 bên đã gặp nhau thì phía Nhật Bản sẽ qua Việt Nam và hai bên cùng tìm hiểu. Đối với DN Việt Nam, chúng tôi đặt ra từng chương trình chi tiết và hướng dẫn cho DN khảo sát thị trường Nhật Bản trước khi đi đến giao kết.
Trong thời gian chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 15 đến 18-9, ngày 18-9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khai mạc Diễn đàn hợp tác, đầu tư, thương mại và lao động Việt Nam tại tỉnh Kanagawa. Tham dự sự kiện này, về phía Nhật Bản có Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và hơn 400 đại biểu là DN. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tổng bí thư nhấn mạnh trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Việt Nam mong muốn đưa quan hệ hợp tác với Nhật Bản tiếp tục đi vào chiều sâu, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế. Việc tăng cường, hợp tác kinh tế giữa hai nước là yêu cầu khách quan, cần thiết, đem lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho cộng đồng DN và nhân dân hai nước. (Nguồn: TTXVN) |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Những con số tươi sáng tiếp thêm động lực cho các ‘chiến sĩ áo trắng’ trên tuyến đầu chống dịch
- ·Năm 2021, chuẩn hóa bốn chức danh nghề nghiệp
- ·Thực hư dầu thực vật tốt cho sức khỏe
- ·Mỹ nói lý do Kiev phản công thất bại, phi công Ukraine sắp được đào tạo lái F
- ·Quảng Ninh: Ngạt khí hầm lò khiến một công nhân nghành than tử vong
- ·Lớp học chăm sóc người cao tuổi
- ·Cách phương tiện tác chiến điện tử Nga gây khó cho Ukraine
- ·Giá vàng hôm nay 15/7: Giá vàng thế giới lao dốc, sắp thủng mốc 1.700 USD/ounce
- ·Mưa lũ tại miền Trung gây ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công
- ·Chủ động phòng chống say nắng
- ·Giá lúa trong nước ít biến động, giá gạo xuất khẩu có xu hướng giảm
- ·Giá vàng hôm nay 6/7: Vàng lao dốc, mất mốc 1.800 USD/ounce
- ·Cơ hội trúng “xế” xịn Honda City Rs khi mua bảo hiểm tại PVcomBank
- ·Ngân hàng Nhà nước ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2022
- ·Khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên biên giới
- ·Tăng cường cơ sở y tế cho chăm sóc sức khỏe ban đầu
- ·LHQ kết thúc sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Mali, Mỹ đổ lỗi cho nhóm Wagner
- ·Tỷ giá hôm nay ngày 14/7: USD tiếp tục tăng mạnh tại các ngân hàng thương mại
- ·Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế trong đại dịch Covid
- ·Thừa Thiên Huế thành lập Ban chỉ đạo y tế biển, đảo