【tlbd wap】Giá cả ngày 29 tháng Chạp không có dấu hiệu tăng bất hợp lý
Các địa phương chủ động vào cuộc bình ổn thị trường
Tại một số địa phương,ácảngàythángChạpkhôngcódấuhiệutăngbấthợplýtlbd wap nhìn chung giá cả không tăng đột biến. Tại Thủ đô Hà Nội, về cơ bản, nhìn chung do nhu cầu mua sắm tăng cao hơn ngày thường nên giá một số mặt hàng sát Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng nhẹ. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp Tết Nguyên đán như nhóm lương thực, thực phẩm rau củ quả, giá cả cơ bản ổn định, chỉ tăng nhẹ so với ngày thường.
Giá gạo nếp cái hoa vàng 30.000 đồng/kg, giá thịt lợn bán lẻ khoảng 130.000 đồng/kg; giá trứng gà ta 40.000 đồng/chục; giá bánh chưng 100.000 đồng/chiếc 1,5kg, su hào có giá từ 6.000 đồng/củ đến 8.000đ/củ; súp lơ giá từ 13.000 - 15.000 đ/hoa súp lơ.
|
Trong tháng 1/2024, TP. Hà Nội đã triển khai công tác phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn để tổ chức 103 hoạt động như hội chợ, hội hoa xuân và các hoạt động vui chơi giải trí của người dân.
Các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7% - 25% so với Tết năm 2023 (trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm khoảng 90%).
Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra. Thời điểm những ngày trước Tết Nguyên đán thị trường hàng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Tại TP. Hồ Chí Minh, nhìn chung, nguồn hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, đầy đủ, đa dạng các loại mặt hàng, đảm bảo được nhu cầu mua sắm của người dân.
Các doanh nghiệp bình ổn, hệ thống phân phối, siêu thị cam kết đảm bảo tăng nguồn cung hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán, giá cả hàng hóa được đảm bảo ổn định, không tăng giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân.
Tình hình giá cả tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi ổn định, không có tình trạng tăng giá. Các hệ thống siêu thị, bán lẻ cũng tăng thời gian bán hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Giá cả lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu ổn định.
Trong ngày 29 tháng Chạp, sức mua của người dân tăng. Người dân tập trung mua sắm tại các chợ, siêu thị, chủ yếu là rau, củ, quả, trái cây, hoa tươi nên giá một số mặt hàng cũng dao động và tăng nhẹ, tuy nhiên giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn ổn định không có dấu hiệu tăng giá bất hợp lý. Năm nay, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op mở cửa trở lại từ ngày mùng 2 Tết để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tươi của người dân.
Tại An Giang, để chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu của mua sắm người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý, UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ động phối hợp với các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị nguồn hàng triển khai hoạt động bình ổn thị trường cuối năm 2023 và tết Nguyên đán, thời gian thực hiện đến hết ngày 29/2/2024.
Theo kết quả giám sát cho thấy sức mua hàng hoá tại các chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích tại An Giang vào thời gian này tăng mạnh so với tháng trước do nhu cầu mua sắm của người dân tăng. Các doanh nghiệp cũng tăng cường nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào dịp cuối năm (giảm giá rút thăm trúng thưởng, tặng phiếu ưu đãi) với giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, theo đánh giá thì năm nay, sức mua hàng hóa tại các chợ truyền thống và các điểm kinh doanh còn chậm so với những năm trước, một phần do người dân thường tập trung mua sắm vào thời điểm cận tết, mặt khác trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, người tiêu dùng chi tiêu hạn chế và tiết kiệm hơn, lựa chọn những hàng hóa cần thiết để sử dụng và phục vụ trong dịp Tết.
Tại Cần Thơ, nhìn chung, giá cả hàng hóa trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã có kế hoạch dự trữ nguồn hàng từ trước để phục vụ cho người dân mua sắm dịp Tết. Nhờ đó giá cả một số mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định, không có trường hợp tăng giá bất thường do găm hàng, thiếu nguồn cung.
Tại TP. Hải Phòng, những ngày giáp Tết nguồn hàng có sự phong phú, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày càng được đảm bảo, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được người tiêu dùng quan tâm hơn. Hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn nhiều hơn, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, bia, rượu, nước giải khát sản xuất trong tỉnh, như Bia Sài Gòn, củ cải, su hào, hoa, cây cảnh…
Nhu cầu mua sắm trong các ngày Tết tăng so với ngày trước Tết nhưng nhìn chung giá cả hàng hóa khá bình ổn, giá cả một số mặt hàng tăng nhẹ.
Giá cả tăng nhẹ so với ngày thường
Về cơ bản, nhìn chung do nhu cầu mua sắm tăng cao hơn ngày thường nên giá một số mặt hàng sát Tết Nguyên đán Giáp Thìn ghi nhận mức tăng nhẹ so với thời điểm đầu tháng 1/2024.
Giá nhiều mặt hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại không tăng so với ngày thường. |
Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) cho thấy, trong ngày nghỉ Tết Nguyên đán đầu tiên giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu về cơ bản không có biến động bất thường.
Giá các mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ tại các chợ truyền thống nhưng ổn định tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, nhiều mẫu mã đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Hoạt động mua sắm trong ngày 29 Tết tập trung chủ yếu là ở một số mặt hàng phục vụ liên hoan tất niên tại các gia đình và cúng Giao thừa như: hoa quả, rau xanh, các loại thực phẩm tươi sống, bánh kẹo rượu bia và nước ngọt có ga.
Ngày 30/1/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024, trong đó nêu rõ "không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường", do đó về cơ bản giá các đồ vàng mã thờ cúng không tăng giá.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng tăng giá nhẹ tập trung ở các mặt hàng phục vụ nhu cầu thờ cúng và tiêu dùng trong dịp Tết như: Hoa tươi, các loại quả và một số mặt hàng thủy hải sản.
Dự báo giá cả thị trường ngày 09/02/2024 (ngày 30 Tết), theo Bộ Tài chính, giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của năm Quý Mão cơ bản ổn định do tại các tỉnh, thành phố lớn đại đa số người lao động ngoại tỉnh đã về quê ăn tết, người dân đa phần đã mua sắm dự trữ trước tết, do đó nhu cầu giảm đáng kể.
Giá hàng hóa tiêu dùng một số mặt hàng thực phẩm tươi sống như: gà ta, thủy hải sản, rau củ xanh và một số dịch vụ tham quan du lịch dự báo có thể tăng nhẹ, Lượng người mua sắm sẽ tập trung cho đến khoảng quá trưa ngày 30, sau đó các cửa hàng tại chợ các chợ truyền thống cũng dọn hàng và đóng cửa nghỉ Tết.
Một số siêu thị tại một số các tỉnh, thành phố lớn vẫn mở bán đến chiều tối ngày 30 Tết để phục vụ nhu cầu mua sắm, dự trữ của người dân, do đó nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đầy đủ trên các địa bàn tại các địa phương trong cả nước.
Theo sát diễn biến thị trường, không chủ quan trong điều hành Trong báo cáo nhanh gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý. Trong đó, phải đặc biệt chú ý các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động, tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường. Từ đó, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·Đề xuất sửa đổi quy định về công bố chất lượng thực phẩm chức năng
- ·Mạng xã hội tràn ngập hạnh phúc với chương trình ‘triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc’
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- ·Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, quán cà phê, di tích từ 0h ngày 16/2/2021
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Phát huy sức mạnh và ý chí vươn lên của dân tộc
- ·Không đảm bảo chất lượng tốt, hàng triệu máy trợ thở, máy thở của Philips bị thu hồi
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Dừng đường bay Hà Nội
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Tín hiệu tích cực của thị trường bán lẻ hàng hóa
- ·Có 8 tỉnh, thành phố hoàn thành đợt 1 tiêm vaccine phòng COVID
- ·Xử phạt doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường gần 1 tỉ đồng
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Mỗi năm cần 12
- ·Đa dạng thị trường bánh trung thu
- ·Đoàn Doanh nhân trẻ Long An dự Đại hội Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Lô vaccine AstraZeneca lớn nhất về đến Việt Nam