【nhận định wolfsburg】Đổi thay ở Nà Lạn
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng biên
Ngày 27-5-2013,ĐổithayởNàLạnhận định wolfsburg trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, ý kiến của các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (tại công văn 748/TTg-KTTH) đồng ý thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách XNK và tạm nhập- tái xuất (TNTX) qua lối mở Nà Lạn đến hết năm 2015. Tiếp đó, ngày 31-10-2013, tại Công văn 1757/TTg-KTTH, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung mặt hàng thí điểm TNTX qua lối mở Nà Lạn bao gồm thực phẩm đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia cầm và một số loại hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
Ngày 7-1-2014, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho 6 cửa khẩu phụ, điểm thông quan được tái xuất hàng hóa trên địa bàn biên giới Cao Bằng gồm: Pò Peo, Bí Hà, Kỷ Sộc, Bản Khoòng, Pác Tỵ, Nà Quân. Đối với hàng hóa chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan qua lối mở Nà Lạn trường hợp có vướng mắc về mặt bằng tại đây chưa đáp ứng nhu cầu tái xuất, chuyển cửa khẩu, gửi kho ngoại quan cho phép UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo thực hiện tái xuất hàng hóa qua 6 điểm thông quan nêu trên (thời gian đến hết 30-6-2014).
Về mặt quản lí Nhà nước về hải quan, lối mở Nà Lạn được lãnh đạo Cục Hải quan Cao Bằng giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng thực hiện. Ông Nguyễn Thế Bằng-Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng cho biết, để đảm bảo công tác quản lí và tạo thuận lợi cho hoạt động của DN, đơn vị đã được lãnh đạo Cục đồng ý cho bố trí 10 CBCC thực hiện nhiệm vụ ở đây (trong đó có một Phó Chi cục trưởng trực tiếp phụ trách).
Ông Hoàng Tân Hội-Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng- trực tiếp phụ trách Đội nghiệp vụ Hải quan Đức Long (quản lí hoạt động tại lối mở Nà Lạn) cho biết, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh Cao Bằng đã cấp phép cho tổng số 12 DN được thực hiện TNTX qua lối mở Nà Lạn. Từ ngày 3-1-2014, các DN được cấp phép bắt đầu thực hiện tái xuất hàng hóa qua đơn vị. Hàng hóa TNTX qua lối mở Nà Lạn được làm thủ tục tại Hải quan Hải Phòng và Đội nghiệp vụ Hải quan Đức Long thực hiện nhiệm vụ quản lí, giám sát việc tái xuất của DN qua địa bàn đảm bảo đúng quy trình, quy định. Với việc tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ và các bộ, ngành hoạt động TNTX qua địa bàn lối mở Nà Lạn đã có những tín hiệu lạc quan. Trong tháng 1, đơn vị đã giám sát thực xuất chi 73 tờ khai, với 157 container hàng hóa, trị giá hàng hóa 6,2 triệu USD; tháng 2, có 303 tờ khai với 849 container, tổng giá trị hàng hóa hơn 31,1 triệu USD; cập nhật từ ngày 1 đến 9-3, có 105 tờ khai với 267 container, tổng trị giá 12,1 triệu USD… Hàng hóa được TNTX thời gian qua là hàng đông lạnh và ô tô đã qua sử dụng.
Theo ông Hoàng Tân Hội, hàng hóa được tái xuất qua địa bàn thời gian qua đều năm trong danh mục do Bộ Công Thương quy định. Quá trình giám sát được đơn vị phân công CBCC giám sát đúng quy trình, quy định của Ngành. Việc tái xuất được thực hiện đúng theo các điểm thông quan được Chính phủ cho phép. Ông Hoàng Tân Hội cho biết thêm, khi tuyến đường nối từ thị trấn Đông Khê đến Nà Lạn được hoàn thành được dự báo sẽ góp phần cải thiện đáng kể hoạt động XNK tại lối mở Nà Lạn và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho bà con địa phương.
Thay da đổi thịt
Anh em CBCC Đội nghiệp vụ Hải quan Đức Long chia sẻ, đổi thay dễ nhận thấy nhất khi Chính phủ và các bộ, ngành có những chính sách, quyết định mới liên quan đến hoạt động XNK qua Nà Lạn chính là tuyến đường từ thị trấn Đông Khê ra lối mở nêu trên. Trước đây đường sá nhỏ hẹp, quanh co, khúc khuỷu với những đoạn đèo cua tay áo như Kéo Tu Hin, Khau Lùng… Đi lại khó khăn như vậy nên dù cơ quan chỉ cách nhà ở TP.Cao Bằng khoảng 60 km, mà có khi vài tháng anh em mới có thể về thăm nhà. Anh Trung - cán bộ Đội Kiểm soát Hải quan Cao Bằng (từng có nhiều năm công tác ở Đội nghiệp vụ Hải quan Đức Long) cho biết thêm, khó khăn nhất là vào mùa mưa, đường không chỉ quanh co mà còn rất trơn trượt. Không chỉ khó khăn trong việc về thăm nhà mà hàng ngày chuyện ra chợ thị trấn Đông Khê mua lương thực, thực phẩm còn không được, bởi khu vực lối mở không có hàng quán, những lúc như vậy cuộc sống của anh em chủ yếu theo kiểu “tự cung tự cấp”…
Đường vào lối mở Nà Lạn đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: T.B |
Đi cùng xe với chúng tôi, thi thoảng anh Trung lại đưa tay chỉ “chỗ này đường cũ đèo dốc cao lắm nhưng nay làm đường mới nên hạ thấp rồi, chỗ kia trước rất quanh co nay được bạt núi, lấp vực để đường thẳng hơn...”.
Hôm chúng tôi lên đường vào Nà Lạn, do vừa qua những đợt mưa dài ngày nên việc đi lại thêm phần vất vả. Chi cục trưởng Hoàng Tân Hội phải điện thoại trước nhờ CBCC Đội Kiểm soát- những người giúp đưa chúng tôi vào Nà Lạn, mua thêm chút thực phẩm tươi ở chợ thị trấn Đông Khê để mang theo.
Sự phát triển của hoạt động XNK qua lối mở Nà Lạn cũng thu hút được những nhà đầu tư đầu tiên về với huyện Thạch An. Đó là dự án đầu tư xây dựng bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa tập trung của Tập đoàn Vinh Cơ (có trụ sở tại Móng Cái, Quảng Ninh) ở Thị trấn Đông Khê. Địa điểm này đã được Tổng cục Hải quan đồng ý cho thành lập và DN đang hoàn thiện những hạng mục đầu tư cuối cùng. Tại địa điểm này, ngoài bãi tập kết hàng rộng 10.000 m2 còn có nhà kho có diện tích 2.500 m2; bục bốc xếp hàng 2.000 m2 có khả năng phục vụ việc bốc xếp cùng lúc 19 xe container… Tại khu vực lối mở Nà Lạn, khoảng 2 km đường lối mở tiếp giáp với Trung Quốc đã hoàn thành. Theo quan sát của chúng tôi, đây là tuyến đường rộng rãi và thảm nhựa đảm bảo được mặt bằng cho ô tô chuyên chở hàng hóa XNK qua lại lối mở. Hôm chúng tôi có mặt ở Nà Lạn, đại diện một số DN ở TP.Cao Bằng cũng lặn lội đi thực địa vào đây tìm hiểu địa bàn, đường sá và các cơ chế chính sách, quản lí… để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngày 11-3-2014, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 20/2014/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng gồm diện tích (một phần hoặc toàn bộ) các xã biên giới từ xã Đức Long (huyện Thạch An) đến xã Cần Nông (huyện Thông Nông). Các huyện có diện tích nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng còn có huyện Phục Hòa, huyện Hạ Lang, huyện Trùng Khánh, huyện Trà Lĩnh, huyện Hà Quảng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1-5-2014. Ngày 17-3, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Thành Chung- Trưởng Ban quản lí Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng cho biết, tổng diện tích tự nhiên Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng là 30.130,34 ha, bao gồm 37 xã và 3 thị trấn. Ranh giới địa li Khu kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với các huyện: Nà Po, Tịnh Tây, huyện Long Châu, Đại Tân (Quảng Tây, Trung Quốc), với tổng chiều dài biên giới khoảng 200 km (trong tổng số hơn 330 km đường biên giới của tỉnh Cao Bằng). Quyết định 20 được đánh giá sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động XNK tại địa bàn biên giới Cao Bằng. |
T.Bình
(责任编辑:World Cup)
- ·Trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự Hội nghị quán triệt Quy định số 144
- ·Giá vàng hạ nhiệt cuối tuần
- ·Sắp khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội
- ·Quảng Nam sốt ruột với Dự án Hồ chứa nước Lộc Đại
- ·Đợt địch Covid
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8
- ·Trái phiếu doanh nghiệp 2020: 'bán được 7, mang về 3'
- ·Huyện Dầu Tiếng: Gieo yêu thương qua những “tấm lòng vàng”
- ·TP.HCM: Xây dựng bộ tiêu chí an toàn để mở cửa, khôi phục nền kinh tế
- ·Phiên chợ 0 đồng dành cho 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
- ·Khởi nghiệp xanh
- ·Ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn ma túy, vì một Bình Dương an toàn, đáng sống
- ·Bao phủ nợ xấu giảm tại ngân hàng
- ·Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2
- ·ABC Property đại lý phân phối dự án Tumys Phú Mỹ
- ·Mua bán vàng kiểu 'đi đêm', lợi bất cập hại
- ·Trao quà hỗ trợ cho 29 hộ có hoàn cảnh khó khăn
- ·Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu khẩn trương đấu giá mỏ cát
- ·SIMvn chia sẻ bí quyết mua SIM số đẹp rẻ, đẹp, chính chủ
- ·Ra mắt mô hình công viên thiện nguyện “Trao yêu thương