【keo nha cai .vin】Chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nóng chuyện đất ở đặc khu
Từ 15 giờ chiều nay (4/6), sau phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Nội dung chất vấn tập trung vào công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo; nhất là trong quản lý, sử dụng đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi giải phóng mặt bằng. Tình trạng ô nhiễm lưu vực sông và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; thực trạng xử lý rác thải và giải pháp. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu…
Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết có tới 66 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Mỗi năm hàng nghìn đơn thư, khiếu nại về đất đai
Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) chất vấn: Hiện nay vi phạm quản lý đất đai như chậm đưa đất vào sản xuất, để đất bị lấn chiếm... trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào trong vấn đề này?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận công tác quản lý đất đai đang là một vấn đề bộc lộ nhiều yếu kém. Quá trình quản lý chưa quyết liệt, việc sử dụng không đúng mục đích, đất đai bị lấn chiếm... vẫn xảy ra nhiều.
Theo Bộ trưởng, trước khi có Luật Đất đai (năm 2013) mỗi năm Bộ nhận trên 10.000 đơn thư, khiếu nại về đất đai; sau khi có Luật Đất đai mỗi năm còn khoảng 3.000 đến 4.000 đến đơn thư khiếu nai. Nội dung khiếu nại tập trung vào 2 nội dung chính là giá đất; nội dung thứ 2 là cấp giấy sử dụng đất…
Liên quan đến vấn đề quản lý đất đai tại các khu vực đang dự kiến hình thành đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh); Bắc Vân Phong (Khánh Hòa); Phú Quốc (Kiên Giang), đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) chấn vấn về tình trạng “sốt” đất tại khu vực này và giải pháp nào để quản lý?
“Vấn đề này liên quan đến tầm nhìn. Bởi theo quy luật, nhà đầu tư thấy có tiềm năng sẽ đổ xô đầu tư vào đất đai, thị trường sẽ nóng lên. Chúng ta biết nhưng chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu”- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, để ngăn tình trạng “sốt” đất một số địa phương có giải pháp mang tính chỉ thị hành chính. Nhưng chỉ thị ngừng giao dịch đất đai tại 3 đặc khu dự kiến hình thành không phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội cần có nghị quyết đặc thù xử lý vấn đề này.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề đáng lo ngại hơn là tình trạng giao dịch đất đai “ngầm”; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép; chuyển đổi đất rừng… Bộ trưởng đề nghị cần thanh tra, kiểm tra, xử lý các giao dịch đất đai trái pháp luật. Mặt khác các địa phương cần kiểm soát hiện trạng đất đai để đền bù thỏa đáng cho người dân khai hoang, còn trường hợp đầu cơ phải có chế tài xử lý…
Sân bay Vân Đồn trong quá trình thi công. Ảnh: Internet. |
Lo ngại ô nhiễm, biến đổi khí hậu,
Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên); Lê Công Định (Long An); Lê Công Nhường (Bình Định) chất vấn về giải pháp trước mắt và lâu dài xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường; triển khai các giải pháp huy động các nguồn lực để ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), nhất là tình trạng sạt lở bồ sông ngày càng diễn ra nghiêm trọng…
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm các lưu vực sông là một tình trạng cần khắc phục. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cố gắng kiểm soát chặt các nguồn thải. Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận, hiện nay chưa thu gom được nước thải, nước thải lẫn với nước mưa, khoảng 95% nước thải chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường, nhất là nước thải ở các làng nghề, các cụm công nghiệp...
Về giải pháp và trách nhiệm, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, trước hết các địa phương phải chịu trách nhiệm và có cơ chế xử lý nguồn thải tại địa phương; đồng thời phải có sự đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội; từng bước để người dân tham gia vào lĩnh vực này như phân loại rác tại nguồn...
Đối với vấn đề phòng, chống xói lở bờ sông, nhất là khu vực ĐBSCL, Bộ trưởng cho biết, hiện đã có đầy đủ cơ sở khoa học đánh giá nguyên nhân do phù sa bị giữ ở các nước thượng nguồn; khai thác cát sỏi trái phép; quy hoạch, đầu tư các công trình thủy lợi...
Từ những nguyên nhân trên, cần có giải pháp quản lý chặt việc khai thác cát, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các địa phương, quận huyện, phường xã; đồng thời có quy hoạch tổng thể xây dựng các công trình thủy lợi.
Một giải pháp khác là quy hoạch lại các khu dân cư ở khu vực ĐBSCL bởi tập quán của bà con hay làm nhà ở dọc 2 bên bờ sông, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực bởi quy luật dòng chảy (bên lở, bên bồi). Song song đó cần xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật ứng phó biến đổi khí hậu; đồng thời đấu tranh, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để sử dụng bền vững nguồn nước chung các hệ thống sông ở cả thượng nguồn và hạ lưu...
Sạt lở đất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Ảnh: Internet. |
Chủ động ứng phó nguy cơ từ 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) chất vấn về việc Trung Quốc xây dựng 3 nhà máy điện hạt nhân khá gần biên giới Việt Nam, từ 50 km đến 200 km. Giả sử các nhà máy này có vấn đề trong hoạt động thì nguy cơ ô nhiễm phóng xạ với Việt Nam rất lớn. Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì ứng phó?
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã được “chúng tôi đã nắm rất rõ”. Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan quản lý về an toàn hạt nhân) xây dựng các trạm quan sát và luôn luôn theo dõi chính xác.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức làm việc với cơ quan quản lý hạt nhân quốc tế để thường xuyên có các đoàn thanh tra quốc tế, kiểm soát các quy chuẩn an toàn ở đây.
Theo Bộ trưởng, không chỉ Bộ Khoa học và Công nghệ, TP.Hà Nội vừa qua cũng có kế hoạch cụ thể phòng tránh ô nhiễm hạt nhân.
“Với các nhà máy điện hạt nhân không chỉ có sự quan tâm của chúng ta, mà cộng đồng thế giới, tổ chức quản lý hạt nhân thế giới cũng có trách nhiệm kiểm soát. Với công nghệ hiện đại, với sự phối hợp quốc tế trong giám sát, kiểm soát… chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm với vấn đề này”- Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Trong nửa buổi chiều 4/6, Bộ trưởng trả lời 18 chất vấn và 8 ý kiến tranh luận của đại biểu. Nội dung chất vấn đối với Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp tục vào sáng mai (5/6).
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Penalties upheld for members of ‘Báo sạch’ group
- ·State leaders pay pre
- ·Việt Nam, Cambodia issues joint statement on occasion of President Phúc's visit
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Việt Nam successfully fulfils dual goals: Moroccan Ambassador
- ·Việt Nam, Cambodia issues joint statement on occasion of President Phúc's visit
- ·President receives Lao Minister of Public Security
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·ASEAN Foreign Ministers’ Retreat postponed in part due to Omicron concerns
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Việt Nam, Belarus hold great cooperation potential: Foreign minister
- ·German medical professor honoured with Việt Nam’s friendship order
- ·Lao Prime Minister to pay official visit to Việt Nam
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·VN, Laos discuss border work, plan more collaboration
- ·PM requests tighter inspections to prevent corruption
- ·Việt Nam supports Cambodia’s chairmanship of ADMM, ADMM Plus
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Việt Nam successfully fulfils dual goals: Moroccan Ambassador