【bảng xếp hạng giải nhật bản】Thủ tướng yêu cầu quan tâm, ưu tiên đặc biệt để sản xuất bằng được vaccine nhanh nhất, sớm nhất
Chiều 23/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về việc sản xuất vaccine phòng chống COVID-19 trong nước.
Cùng dự cuộc họp tại đầu cầu TPHCM có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Dự cuộc họp tại đầu cầu Chính phủ có GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM và lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan.
Thủ tướng giao các bộ, cơ quan liên quan cần hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Quốc hội xem xét, quyết định, giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong sản xuất công nhận vaccine trong nước.
Cùng dự cuộc họp có đại diện Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học; đại diện các đơn vị, cơ sở đang tiến hành chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Tự lực tự cường để giảm bớt phụ thuộc nguồn cung bên ngoài
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Trong cuộc chiến chưa có tiền lệ phòng chống COVID-19, trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học rất sâu sắc. Theo đó, phải chủ động phòng dịch, luôn đề cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Thứ hai, phải có vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng. Thứ ba, yếu tố hết sức quan trọng là ý thức của người dân chấp hành các quy định, hướng dẫn phòng chống dịch nói riêng và trong các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung.
Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã triển khai tích cực chiến lược vaccine, bao gồm nhập khẩu, thực hiện ngoại giao vaccine để có nguồn vaccine nhiều nhất, nhanh nhất; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước; tiến hành chiến dịch tiêm chủng miễn phí cho toàn dân.
Trong đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược vaccine, theo tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường để không phụ thuộc mãi vào nguồn cung bên ngoài.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Thủ tướng cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có nhiều cuộc làm việc, khảo sát, động viên các đơn vị đang tiến hành nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, tiến tới sản xuất vaccine trong nước.
Thủ tướng nêu rõ, cuộc họp nhằm một lần nữa đánh giá khả năng sản xuất vaccine trong nước, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Tinh thần là không cầu toàn, nóng vội, có quy trình, thủ tục phù hợp.
“Chính phủ phải làm gì, các bộ, ngành phải làm gì để có được vaccine trong nước nhanh nhất, sớm nhất có thể, bảo đảm an toàn, hiệu, quả, đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, của các bộ ngành thì dự báo bao giờ có thể có được vaccine?”, Thủ tướng gợi ý vấn đề để cùng thảo luận.
Thủ tướng cho biết, tinh thần là không cầu toàn, nóng vội, có quy trình, thủ tục phù hợp |
Đánh giá khách quan, công khai, minh bạch
Tại cuộc họp, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo, làm rõ tiến độ, kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vaccine trong nước thời gian qua.
Theo đó, với vaccine Nanocovax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen phát triển, dự kiến các kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ được hoàn thành trong thời gian từ 04/8/2021 đến 19/8/2021. Bộ Y tế đã chỉ đạo và cử nhóm chuyên gia trong nước kết hợp cùng chuyên gia WHO đến hỗ trợ cho nhà sản xuất và nhóm nghiên cứu (Viện Pasteur TPHCM - Học viện Quân y) hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu, đánh giá sơ bộ các kết quả xét nghiệm tính sinh miễn dịch, hoàn thiện hồ sơ báo cáo và hồ sơ đăng ký để đệ trình các hội đồng xem xét thẩm định (dự kiến 15-20/8/2021).
Với vaccine COVIVAX do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế nghiên cứu sản xuất, ngày 27/7/2021 sẽ có kết quả đánh giá tính sinh miễn dịch, ngày 30/7/2021 nộp báo cáo giữa kỳ để chuyển sang giai đoạn 2. Có thể xem xét triển khai gối đầu giai đoạn 3 (vào tháng 9/2021) nhằm đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu.
Về chuyển giao công nghệ, Tập đoàn VinGroup đã tiếp cận đàm phán chuyển giao công nghệ với Công ty Acturus, Hoa Kỳ. Dự kiến tháng 8/2021 có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Nhà máy dự kiến có công suất 100 đến 200 triệu liều/năm.
Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và Công ty TNHH MTV vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Công ty Shionogi (Nhật Bản), chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Dự kiến, tháng 6/2022 sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vaccine ra thị trường.
VABIOTECH và Công ty DS-Bio đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine Sputnik-V từ bán thành phẩm. Dự kiến, đến 10/8/2021 sẽ có kết quả kiểm định, sau đó có thể tiến hành đóng ống với quy mô 5 triệu liều/tháng (trong tháng 8/2021 có thể bắt đầu với tối thiểu 500.000 liều), tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế làm Tổ trưởng.
Dự kiến trong cuối tháng 7/2021, các chuyên gia WHO sẽ đến Việt Nam hỗ trợ Bộ Y tế về nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng, thẩm định đánh giá các vaccine sản xuất trong nước cũng như các vaccine chuyển giao công nghệ theo cả 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Nhiều nội dung kiến nghị đã được nêu ra và giải đáp tại cuộc họp, liên quan tới quy trình, thủ tục cấp phép, kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm… Các đại biểu cũng kiến nghị sửa đổi các quy định liên quan cấp phép khẩn cấp phục vụ phòng chống đại dịch, nhấn mạnh có thể cắt giảm, rút gọn quy trình hành chính nhưng bảo đảm yêu cầu về chuyên môn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định chúng ta chú ý nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19 trong nước từ rất sớm, ngay từ tháng 3/2020. Phó Thủ tướng đề nghị, đối với vaccine nhận chuyển giao công nghệ thì cần làm rõ việc bảo đảm nguồn nguyên liệu để sản xuất. Hiệu quả, chất lượng của các vaccine phòng COVID-19 nghiên cứu phát triển ở trong nước phải được đánh giá khách quan, công khai, minh bạch của các cơ quan, hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, từ đó mới có cơ sở khoa học để quyết định cấp phép lưu hành trong tình trạng khẩn cấp hay không.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là các địa phương cần tổ chức tiêm nhanh, bảo đảm an toàn, nhưng không được ảnh hưởng đến công tác chống dịch. Đơn cử tại địa bàn đang chống dịch như TPHCM thì cần nghiên cứu, điều chỉnh quy trình tiêm phù hợp, bảo đảm vừa an toàn, vừa đúng theo kế hoạch đề ra.
Cũng tại cuộc họp, các bộ ngành, đơn vị đã báo cáo về chương trình nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030, nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19…
Bảo đảm các nguyên tắc và quy định về khoa học, thực tiễn và pháp lý
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ, cơ quan liên quan cần quán triệt, thực hiện nghiêm, có hiệu quả 2 văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng về nội dung này, cùng các kết luận, chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất, dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt cho lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất bằng được vacicne trong nước nhanh nhất, sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, bảo đảm các nguyên tắc và quy định về khoa học, thực tiễn và pháp lý.
Thứ hai, các ý kiến tại cuộc họp cho thấy còn có những vướng mắc về pháp lý. Chủ tịch Quốc hội, các uỷ ban của Quốc hội đã ủng hộ việc đề xuất Quốc hội ban hành một nghị quyết trong đó có nội dung liên quan tới vấn đề này. Bộ Tư pháp và Bộ Y tế đã và đang tiến hành các công việc liên quan, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan này cần khẩn trương hoàn chỉnh các nội dung, thủ tục cần thiết để trình Quốc hội xem xét, quyết định, giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong sản xuất vaccine trong nước. Thủ tướng nhắc lại tinh thần bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Thủ tướng nhấn mạnh dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt cho lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất bằng được vacicne trong nước nhanh nhất |
Thứ ba, Bộ Y tế ban hành ngay các quy định, hướng dẫn về quy trình, thủ tục, tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn phục vụ việc sản xuất vaccine trong nước, trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của pháp luật, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham khảo quy định của các nước.
Thứ tư, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ ngành liên quan có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ tối đa cho các nhà sản xuất đánh giá tính sinh miễn dịch của vaccine trên cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý. “Không thể khoán trắng cho các nhà sản xuất”, Thủ tướng yêu cầu.
Thứ năm, Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện để được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, công bằng, minh bạch.
Thứ sáu, Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của WHO trong việc đánh giá thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng COVID-19. “Dành ưu tiên đặc biệt cho việc này”, Thủ tướng nhắc lại.
Thứ bảy, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa các đầu mối chuyển giao công nghệ vaccine, xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, bảo đảm bình đẳng, minh bạch.
Thứ tám, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan liên quan hỗ trợ nhanh, thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc điều trị COVID-19, bảo đảm bài bản, đúng quy định.
Thứ chín, Thủ tướng yêu cầu, trong điều kiện hiện nay, trước sự cấp bách, tính khẩn trương của các vấn đề thực tiễn, sự mong mỏi của người dân và yêu cầu phòng chống tiêu cực, tham nhũng, các bộ ngành khi triển khai các nhiệm vụ trên phải tăng cường kiểm tra, giám sát và cương quyết chống tiêu cực, tham nhũng. “Dứt khoát phải đặt lợi ích của nhân dân, dân tộc, đặt cái chung lên trên hết”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ mười, Bộ Y tế triển khai ngay các hướng dẫn, quy định về mặt chuyên môn để kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa đông y và tây y trong điều trị COVID-19./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Huyền Như lĩnh án chung thân, buộc bồi thường cho 5 công ty
- ·Đồng NDT xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ
- ·Yêu chồng nhưng luôn mặc cảm vì vẻ ngoài của anh
- ·Bố mẹ bạn trai không cho cưới gấp, cô gái khiến cả nhà kinh hãi
- ·Người dân cần biết điều kiện và thủ tục để nhận hỗ trợ khó khăn do dịch COVID
- ·Kinh tế Mỹ thiệt hại 11 tỷ USD do tình trạng chính phủ đóng cửa
- ·Chuyện tình 8 năm kín tiếng của Đình Trọng
- ·Mỹ lạc quan về đàm phán thương mại sắp tới với Trung Quốc
- ·Phi công đột tử, xử lý thế nào để đảm bảo an toàn chuyến bay?
- ·Gia đình 3 con được ưu tiên mua nhà ở Trung Quốc
- ·Năng suất chất lượng: Yếu tố then chốt tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
- ·Đón Giáng Sinh, giá dầu châu Á giảm nhẹ
- ·WB, Bangladesh ký thỏa thuận trị giá 300 triệu USD hỗ trợ người nghèo
- ·EU hướng dẫn triển khai cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM)
- ·Vụ điểm thi bất thường tại Hà Giang: Đối tượng gây ra sai phạm là ai?
- ·Châu Âu tốn hơn 60 tỷ Euro chi phí y tế vì ô nhiễm khí thải ôtô
- ·Mất 270 triệu lấy vợ mà chưa hề được 'yêu': Anh ấy thử 4 lần đều thất bại
- ·Xuất khẩu nông sản kì vọng "bùng nổ" cuối năm
- ·Bất ngờ điểm xét tuyển Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính chỉ từ 17
- ·Đóng giả người giàu có để hẹn hò với bạn trai