【bảng tỷ lệ cá cược】Tiếp tục siết giảm chi thường xuyên trong năm 2025
Tiếp tục siết giảm chi, tinh giảm biên chế
Theo ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính, trên cơ sở Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố dự toán chi thường xuyên NSNN thực hiện theo Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg và Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2025, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ ngân sáchCác đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 (không bao gồm quỹ lương và không bao gồm kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 4/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ), trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo - ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) |
Đối với kinh phí trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, dự toán trên cơ sở quy định tại các nghị định có liên quan, như Nghị định số 77/2024/NĐ-CP, Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, Nghị định số 55/2023/NĐ-CP… của Chính phủ. Đối với kinh phí chi trả đối tượng hưu do NSNN bảo đảm, dự toán trên cơ sở Nghị định số 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, chi tiết sự nghiệp bảo đảm xã hội, sự nghiệp y tế.
Đặc biệt, theo Bộ Tài chính, đối với các nội dung sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên cơ sở vật chất, thực hiện theo Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Dự toán chi thường xuyên năm 2025 nguồn NSNN của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với việc triển khai các Kết luận 28-KL/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026 của Bộ Chính trị.
Dự toán chi hoạt động năm 2025 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định. Trong đó, không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2024 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 (không bao gồm quỹ lương và không bao gồm kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% theo Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Địa phương dành nguồn tăng thu để tạo nguồn tăng lương
Theo Bộ Tài chính, mức NSNN hỗ trợ hoạt động chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3, nhóm 4 năm 2025 bao gồm cả kinh phí NSNN hỗ trợ thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện từ ngày 1/7/2024 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định.
Về xây dựng dự toán cải cách tiền lương, theo ông Nguyễn Minh Tân, năm 2025 tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để cải cách tiền lương theo quy định.
Trong đó: Các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý) để tạo nguồn cải cách tiền lương.
Ngoài ra, nguồn cải cách tiền lương còn từ: các khoản được loại trừ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15 của Quốc hội, bao gồm 70% tăng thu thực hiện năm 2024 so dự toán năm 2024, 50% tăng thu dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo phương án đề xuất của địa phương quy định tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư; số thu được để lại theo chế độ năm 2025.
Dành khoảng 680 nghìn tỷ đồng cho chính sách tiền lương mớiTheo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng dự toán chi NSNN 2025 phải bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm tiếp tục phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Để chuẩn bị nguồn cho chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024, Chính phủ đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng. Trong hội nghị triển khai dự toán NSNN cho năm 2025 và các năm tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đề nghị các địa phương phải đặc biệt lưu ý đảm bảo nguồn chi cho con người. Để có nguồn chi cho cải cách tiền lương, người đứng đầu ngành Tài chính yêu cầu phải siết giảm, tiết kiệm hơn nữa trong chi thường xuyên. Tiết kiệm 5% chi thường xuyên từ các khoản chi như: công tác phí, văn phòng phẩm, chi tiếp khách, hội nghị, hội thảo… “Các khoản chi cho con người như chi lương, phụ cấp lương không nằm trong các khoản chi phải tiết kiệm”- Bộ trưởng cho hay. Hàng năm, Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương phải ban hành Chương trình THTK, CLP của bộ, ngành, địa phương mình trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật. Trong đó, chương trình tập trung vào một số lĩnh vực như: quản lý thu, chi ngân sách và sử dụng kinh phí chi thường xuyên. Ngoài ra, công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa cần thiết, chậm triển khai. Mỗi năm đã tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo mới đây của Chính phủ, tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương là 83 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương cũng phải đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng tới nguồn thu NSNN mà vẫn phải đảm bảo nguồn chi cho các nhiệm vụ trong dự toán, các nhiệm vụ cấp bách phát sinh thì việc triệt để tiết kiệm là hết sức cần thiết. Do đó, đây vẫn là nhiệm vụ quan trọng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nghiêm túc triệt để THTK, CLP trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả khu vực công và khu vực tư./. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Báo động từ mâu thuẫn nhỏ trong gia đình dẫn đến sự tàn nhẫn
- ·Mô hình Trung tâm “một cửa” liên ngành: Nơi bảo vệ khẩn cấp cho phụ nữ và trẻ em
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Bắt tạm giam 4 cựu cán bộ Bệnh viện Tim Hà Nội vì vi phạm trong đấu thầu
- ·Thành phố Bắc Ninh thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 18/5
- ·Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Nga luôn là người bạn tin cậy của Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Không gian mạng có rác, không dọn sẽ ảnh hưởng đến não người
- ·Thanh tra việc tăng giá điện ngay đầu tuần tới
- ·Tháng hành động vì trẻ em nhìn từ tổng đài 111: Đến công an cũng phải nhờ... Tổng đài “trợ giúp”
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Dự án của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đáp ứng điều kiện để trình cấp có thẩm quyền
- ·Công chúa Thụy Điển cho cá ăn tại khu nhà sàn Bác Hồ
- ·Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội cho ý kiến lần cuối vào dự thảo Báo cáo chính trị
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Quyết tâm cắt giảm 20% chi phí cho doanh nghiệp