【kq bd việt nam】Chính thức ban hành Nghị định hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid
Hỗ trợ người dân,ínhthứcbanhànhNghịđịnhhỗtrợdoanhnghiệpchịutácđộngcủadịkq bd việt nam doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 |
Quy định rõ về giảm nhiều khoản thuế cho doanh nghiệp
Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết giao “Chính phủ hướng dẫn thi hành nghị quyết này”.
Việc ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP (Nghị định số 92) quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 là cần thiết để bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cho công tác quản lý thu và cũng là phù hợp với quy định.
Nghị định số 92 quy định về: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; giảm thuế giá trị gia tăng; miễn tiền chậm nộp.
Về giảm thuế TNDN, Nghị định được thiết kế theo hướng kế thừa hầu hết các quy định của Nghị định số 114/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, có bổ sung quy định chi tiết một số nội dung để phù hợp với Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14.
Nhiều đối tượng người dân, doanh nghiệp được hỗ trợ theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15. Ảnh: TL |
Nghị định quy định rõ: “Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021”.
Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung quy định rõ doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN làm căn cứ xác định đối tượng được giảm thuế như sau: “Doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác” để đảm bảo minh bạch, tránh vướng mắc trong thực hiện.
Về miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định rõ: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV/2021.
Các trường hợp đã nộp số thuế phát sinh phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV/2021 thì sẽ được cơ quan thuế xử lý bù trừ số tiền thuế nộp thừa với các khoản nợ hoặc khoản phát sinh của các kỳ tiếp theo và xử lý hoàn nộp thừa (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định chi tiết như sau: Về xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, theo quy định nêu trên thì mới chỉ thể hiện về nguyên tắc chung việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ theo ngành kinh tế. Tuy nhiên, để có cơ sở thực hiện việc giảm thuế GTGT thì cần phải phân loại, xác định cụ thể từng hàng hóa, dịch vụ.
Hiện hành, việc phân loại, xác định các hoạt động trong các ngành kinh tế được căn cứ theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để thuận lợi cho việc xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT và đảm bảo đúng nguyên tắc của thuế GTGT, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã ban hành kèm theo Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế GTGT. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT.
Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được áp dụng ngay các chính sách hỗ trợ, tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định, nghị định này có hiệu lực từ ngày Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành.
Dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 20 nghìn tỷ đồng
Kể từ thời gian đầu xảy ra dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế - xã hội trong nước, Bộ Tài chính đã kịp thời trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện nhiều giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Theo đó trong năm 2020, đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ như gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng giá trị khoảng 129 nghìn tỷ đồng (trong đó số gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số miễn, giảm là hơn 31,5 nghìn tỷ đồng).
Trong thời gian đã qua của năm 2021, tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cũng như miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với số tiền ước tính khoảng 118 nghìn tỷ đồng.
Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của năm 2020 cũng như kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021.
Triển khai Nghị định số 92/2021/NĐ-CP, dự kiến sẽ có tác động giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) của năm 2021 khoảng gần 20 nghìn tỷ đồng.
Số tiền thuế, tiền chậm nộp được hỗ trợ này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 để có thể tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế. Đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế./.
Quy định rõ đối tượng được miễn tiền chậm nộp ngân sách Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý thuế thì thuế là khoản phải nộp ngân sách theo quy định của các luật thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là khoản thu nằm trong các khoản thu khác thuộc NSNN. Do đó, tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định rõ đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020 thì được miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và 2021. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Cơ chế mới “hút” nhà đầu tư vào Dự án cầu đường Bình Tiên
- ·Thất bại của Google Glass là phép thử cho sản phẩm kính thông minh Apple
- ·Đầu tư 5.751 tỷ đồng xây dựng tuyến Chợ Mới
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Quán quân tăng trưởng kinh tế nói về giải pháp tăng trưởng năm 2024
- ·Apple có thể sẽ hoàn hoặc hủy iPhone SE phiên bản 4
- ·Đường dây 500 kV mạch 3 dồn hết tốc lực để tăng điện cho miền Bắc
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Chứng chỉ phần mềm bị đánh cắp, người dùng điện thoại Samsung và LG có thể bị ảnh hưởng
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Quảng Ngãi: “Chốt” ngày hoàn thành dự án giao thông 3.500 tỷ
- ·Quảng Trị rà soát tình hình triển khai một dự án của Công ty Trung Khởi
- ·Kiến nghị Thủ tướng duyệt Dự án Khu công nghiệp Lạc Thịnh trị giá 1.554 tỷ đồng
- ·Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- ·Các quỹ đầu tư quốc tế đến Quảng Ninh tìm hiểu cơ hội đầu tư
- ·Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương
- ·TP.Thuận An: Bàn giao 7 căn nhà đại đoàn kết
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Lên lộ trình “nâng đời” các tuyến cao tốc phân kỳ 2 làn xe