会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo aston】Bốn nguyên tắc cơ bản trong bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND!

【soi kèo aston】Bốn nguyên tắc cơ bản trong bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND

时间:2025-01-11 03:47:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:984次

Với tư cách một thiết chế bảo đảm dân chủ,ốnnguyêntắccơbảntrongbầucửĐạibiểuQuốchộiHĐsoi kèo aston bầu cử có những nguyên tắc chung nhất, mà bất cứ hoạt động bầu cử ở đâu cũng đều phải tuân theo. Ở nước ta, bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị.

Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của công dân hoặc của thành viên một tổ chức để chọn ra các cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền, thuộc ban lãnh đạo của một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó.

Đây là cơ chế phổ biến được các nền dân chủ hiện áp dụng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, đôi khi cả ở bộ máy hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước.

{ keywords}
Cử tri tại Đà Nẵng đang xem danh sách cử tri bầu cử ĐBQH khóa XV. Ảnh: Hồ Giáp

Bầu cử cho phép người dân có quyền rất lớn để hành động như những "chủ nhân" chọn những "công bộc" chính quyền cho chính họ. Điểm đặc biệt của các nền dân chủ và cộng hòa là sự nhận thức rõ rằng, để Nhà nước có được quyền hợp pháp, thực sự là Nhà nước "của dân, do dân và vì dân", thì phải có sự đồng thuận của người dân hay những người bị trị.

Các nguyên tắc bầu cử là những quy định được áp dụng cho quyền bầu cử của chủ thể (quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động). Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi luật bầu cử của mỗi nước, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử quyết định tính hợp pháp của cuộc bầu cử.

Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND nước ta quy định 4 nguyên tắc bầu cử: nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Nguyên tắc phổ thông

Pháp luật bầu cử của các nước đều khẳng định, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật), đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử.

Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.

Ví dụ, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND của nước ta quy định đối với việc bầu cử ĐBQH: Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, được Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân.

Luật cũng quy định thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7h sáng đến 7h tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật); mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri; danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là 40 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; danh sách ứng cử viên cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn.

Nguyên tắc bình đẳng

Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào.

Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo,... Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

Nội dung nguyên tắc bình đẳng: Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; Mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.

Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.

Nguyên tắc trực tiếp

Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào.

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu.
Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp.

Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình, mà bầu ra thành viên của tuyển cử đoàn, sau đó tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua hai cấp, như bầu Tổng thống Mỹ (cử tri bầu ra Đại cử tri đoàn), Thượng nghị viện Pháp; hoặc bầu qua ba cấp, như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc).

Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài đối với việc thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri.

Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, các nước thường quy định việc bỏ phiếu kín. Ví dụ: Luật Bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND nước ta quy định việc bầu cử ĐBQH được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.

{ keywords}
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử tại Tuyên Quang

Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Bốn nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, Nhà nước pháp điển hóa các nội dung của chúng thành các quy phạm pháp luật. Có nguyên tắc được quy định rõ trong một quy định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau.

Theo chiều hướng của sự phát triển xã hội ngày càng mở rộng dân chủ, thì các hình thức biểu hiện của các nguyên tắc bầu cử trên đây càng đa dạng, càng phong phú, càng góp phần đảm bảo tính chất dân chủ của các cuộc bầu cử.

Tóm lại, bầu cử là biểu hiện quan trọng của dân chủ trong xây dựng chính quyền nhà nước. Chế độ bầu cử là nền tảng của dân chủ, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo chế độ dân chủ. Chế độ bầu cử là một trong những trụ cột trong cấu trúc dân chủ ở bất cứ nhà nước nào, bất cứ tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nào. Dân chủ và bầu cử gắn bó mật thiết như hình với bóng.

Ở đâu có bầu cử tự do và trung thực, thì ở đó một chế độ dân chủ được nảy nở và phát triển. Dân chủ có nghĩa là nhân dân là nguồn gốc, là chủ thể của quyền lực nhà nước; các cơ quan quyền lực phải được nhân dân bầu hoặc bãi miễn thông qua bầu cử tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín.

Bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng hợp pháp để hình thành các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên thuộc hệ thống chính trị, trong đó có Đảng Cộng sản cầm quyền. Việc thiết kế, thực thi chế độ bầu cử tiến bộ, phù hợp, thực sự dân chủ là công việc quan trọng hàng đầu đối với bất cứ cơ quan chính quyền nhà nước, cũng như đối với tất cả các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay. 

PGS, TS. Vũ Văn Phúc(Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương)

Số ứng viên ĐBQH khóa XV có thể thay đổi trước ngày bầu cử

Số ứng viên ĐBQH khóa XV có thể thay đổi trước ngày bầu cử

Từ nay đến ngày bầu cử vào 23/5, nếu có phát sinh tình huống mới, tổng số ứng cử viên ĐBQH khóa XV trong phạm vi cả nước vẫn có thể thay đổi.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
  • Mạo danh bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức lừa người bệnh
  • Mẹo bảo quản tôm tươi cả năm bằng một chai nước
  • Nhóm G20 có thể chỉ gia hạn chương trình giãn nợ thêm 6 tháng
  • Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
  • Đề nghị ban hành danh mục thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi
  • Giảm 50% thuế TNCN cho 5 đối tượng làm việc trong khu kinh tế
  • Thành phố đầu tiên của Đức tạm chia tay với chợ Giáng sinh
推荐内容
  • Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
  • Thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ vượt ngưỡng 3.000 tỷ USD
  • Tôi có thể phiên bản nhí gây sốt với thí sinh múa bánh trôi nước
  • Tác giả 'Con đường gốm sứ' nhận giải thiết kế quốc tế tại Mỹ
  • Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
  • Gương mặt thân quen nhí 2017: Danh hài Xuân Bắc ngồi ghế nóng