【kết quả trận copenhagen】Sức bật thuỷ sản
(CMO) Huyện Trần Văn Thời có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, được sự hỗ trợ của cấp trên, sự nỗ lực của các ngành, các cấp ở địa phương trong việc triển khai các mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao và đầu tư cho lĩnh vực khai thác đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Hiện tại, huyện Trần Văn Thời có gần 32.000 ha nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ và ngọt. Trong đó, diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ hơn 17.140 ha; với các loại như tôm, cua, cá, còn lại nuôi các loài cá nước ngọt với gần 15.000 ha.
Nhờ được tập huấn kiến thức về nuôi thuỷ sản nên thời gian qua, các mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh và siêu thâm canh của bà con nông dân ngày càng đạt hiệu quả. Ông Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, cho biết, nghề nuôi tôm thuận lợi hơn nhờ kết cấu hạ tầng phát triển, việc đi lại và vận chuyển các loại vật tư phục vụ nuôi tôm của người dân thuận lợi. Bên cạnh đó, nhờ sự quan tâm của các ngành chuyên môn trong việc hỗ trợ các kiến thức về nuôi thủy sản nên hạn chế phần nào tình trạng tôm nuôi mắc các loại dịch bệnh.
Ngoài mô hình nuôi tôm, những năm qua, nhiều hộ dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất còn thực hiện khá thành công mô hình kết hợp nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cá chình, cá bống tượng trong vuông nuôi tôm.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, ở ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, thực hiện mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng trong vuông tôm gần 2 năm nay và thu được kết quả khả quan. Ông Hạnh cho biết, từ khi thả con giống tới nay, thấy cá phát triển bình thường, ông rất yên tâm. Nhờ sử dụng nguồn cá phi sẵn có trong vuông tôm làm thức ăn cho cá chình, cá bống tượng nên đỡ tốn một phần chi phí và chất lượng thức ăn cũng đảm bảo hơn, cá ít bệnh.
Ông Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời theo dõi sức ăn của tôm. |
Cùng với nuôi thuỷ sản, huyện Trần Văn Thời còn có thế mạnh khai thác đánh bắt thuỷ hải sản trên biển. Hiện tại, toàn huyện có hơn 2.600 phương tiện khai thác thuỷ sản và dịch vụ hậu cầu nghề cá. Trong đó, tàu có công suất trên 90CV gần 1.400 chiếc, có khả năng khai thác dài ngày trên biển; còn lại từ 20CV đến dưới 90CV là 454 chiếc. Với sự quan tâm của các ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản và Nghị định số 17 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67 giúp ngư dân có điều kiện duy trì, phát triển nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển.
Từ khi triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thuỷ sản của Chính phủ, đến nay huyện Trần Văn Thời đã hỗ trợ ngư dân đóng mới 24 tàu cá; nâng cấp 2 tàu; hỗ trợ chi phí vận chuyển cho 39 tàu, với 443 chuyến; hỗ trợ bảo hiểm cho hơn 23.000 thuyền viên; hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, ngư cụ cho 524 tàu; tổng nguồn vốn hơn 128,5 tỷ đồng. Từ đó, nhiều ngư dân có điều kiện vươn khơi bám biển, duy trì các hoạt động khai thác đánh bắt thuỷ sản trên biển.
Ông Trần Minh Đặng, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, chia sẻ: "Nghề khai thác biển được Nhà nước hỗ trợ vay vốn để đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và mua sắm thêm ngư cụ; giá dầu ổn định nên ngư dân chúng tôi rất phấn khởi. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn lợi thuỷ sản trên biển có chiều hướng ngày càng giảm và giá cả các loại sản phẩm đầu ra không ổn định, nhất là do ảnh hưởng dịch Covid-19 vừa qua nên ngư dân gặp không ít khó khăn trong hoạt động".
Mặc dù dịch bệnh, thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến nuôi trồng và khai thác đánh bắt thuỷ sản, nhưng từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thuỷ sản của huyện Trần Văn Thời hơn 72.000 tấn, đạt gần 50% so với kế hoạch.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế mũi nhọn phát triển xứng với tiềm năng, huyện Trần Văn Thời tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao và hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển./.
Anh Quốc
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thử nghiệm thuốc mới kháng virus molnupiravir cho bệnh nhân Covid
- ·Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh: Ước thu ngân sách năm 2020 đạt trên 106.200 tỷ đồng
- ·Sẵn sàng cung cấp thông tin Tờ khai nguồn gốc cho Cổng dịch vụ công quốc gia
- ·Bắc Giang: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp ngân sách tăng 23%
- ·Loạt hàng trăm nhà, xe ô tô bị kê biên trong vụ án của nữ đại gia Hứa Thị Phấn
- ·Công bố quyết định bổ nhiệm tân Cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ
- ·Quán bún bò lạ nhất xứ Huế: Bán hàng thần tốc, khách tự phục vụ
- ·Chứng khoán 2/6: Quỹ Warburg Pincus rót 250triệu USD vào Novaland
- ·Đường dây đánh bạc nghìn tỷ: Phan Sào Nam giấu 500 tỷ trong 2 thùng tiền ở Quảng Ninh và TP.HCM
- ·EVNNPC đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 322 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Đóng điện đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch
- ·Thực hiện tiêu huỷ khuôn mẫu tạm nhập của DN chế xuất có phải chịu thuế NK, thuế GTGT?
- ·Ngành Thuế tiên phong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất
- ·Bãi bỏ tờ khai nguồn gốc phương tiện nhập khẩu: Nhiều lợi ích cho người dân và cơ quan quản lý
- ·'Nhân sâm' siêu rẻ ở Việt Nam du nhập Trung Quốc, cứu đói hàng trăm triệu người
- ·Gojek: bún đậu giật giải chốt đơn nhiều nhất ở TP.HCM
- ·Vụ lật tàu ở Thanh Hóa: Tiết lộ danh tính các nạn nhân
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Chủ động, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại