会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả của ligue 1】Vẫn còn không ít rào cản trong chuyển đổi số ở khu vực nông thôn Hà Nội!

【kết quả của ligue 1】Vẫn còn không ít rào cản trong chuyển đổi số ở khu vực nông thôn Hà Nội

时间:2024-12-24 02:26:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:842次
dan-phuong.jpg
Người dân xã Song Phượng (huyện Đan Phượng) tìm hiểu về quét mã QR thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Minh Phú

Điểm nghẽn nhận thức

Nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của công nghệ số mới, như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), an toàn và an ninh thông tin mạng (CyberSecurity)…, đã, đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.

Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ về khoa học công nghệ, nhất là các công nghệ số mới hiện nay, ngành Nông nghiệp và khu vực nông thôn Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng sẽ đối mặt với nhiều thách thức, như tụt hậu về công nghệ, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm sản xuất, kinh doanh; sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Với những thách thức nêu trên, soi chiếu vào câu chuyện chuyển đổi số ở quê mình, ông Nguyễn Khắc Hải, người dân thôn 6 (xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất) trải lòng: “Thôn tôi có tới 95% số hộ dân sử dụng internet, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh cao, nhưng tỷ lệ người dân ứng dụng công nghệ số vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội không nhiều, phần lớn chỉ có chức năng gọi điện, nhắn tin và một số thao tác, ứng dụng đơn giản. Nhiều hộ kinh doanh trong làng nghề chưa biết sử dụng điện thoại thông minh, internet để quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử. Vì vậy, xét trên diện rộng, việc triển khai các ứng dụng công nghệ số đối với người dân hiệu quả chưa cao”.

Bí thư Đảng ủy xã Đại Đồng Khuất Thanh Huyền cho biết, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30-12-2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các thôn, nhưng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số của nhiều cán bộ còn hạn chế.

Bởi vậy, việc triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, như: Đưa sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn bán hàng trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt khó triển khai và số người dân thực hiện thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay...

Tại xã Phú Mãn (huyện Quốc Oai), với nhiều người dân, việc chuyển đổi số còn là khái niệm khá mới. Hiện tại, trên địa bàn xã mới có một số thanh niên, cán bộ, công chức cài đặt phần mềm thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thủ tục qua hệ thống dịch vụ công hoặc tham gia mua bán trên mạng xã hội. Phần lớn người dân địa phương do thói quen và trình độ nhận thức hạn chế nên vẫn sử dụng giấy tờ đến UBND xã để làm thủ tục hành chính, dù trước đó đã được cán bộ xã hướng dẫn có thể thực hiện trên cổng dịch vụ công trực tuyến.

Không chỉ hạn chế về nhận thức của người dân, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở khu vực nông thôn cũng còn khó khăn. Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, khối lượng công việc về chuyển đổi số rất lớn, song nguồn nhân lực của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã còn thiếu. Đặc biệt, tại khối xã chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, ảnh hưởng lớn tới tiến độ, chất lượng công tác tham mưu triển khai nhiệm vụ.

Trong khi đó, theo một số chuyên gia, để đẩy mạnh ứng dụng số hóa ở nông thôn cần thiết phải lấy nông dân là trung tâm để triển khai. Trong chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số, ngành Nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu: Tỷ trọng kinh tế số trong Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của ngành năm 2025 tối thiểu là 20% và năm 2030 là 30%.

Thực tế ước tính tỷ trọng này năm 2022 đạt 14,26% và năm 2023 đạt 16,5%. Để đạt mục tiêu đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế số hằng năm phải gấp 3-4 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tức là ở mức 20-25%/năm. Trong đó, thành phố Hà Nội là đầu tàu của cả nước, muốn đạt tăng trưởng trong lĩnh vực này thì phải có chiến lược triển khai rõ ràng và giải pháp đột phá.

Hạ tầng công nghệ yếu và thiếu

Trao đổi câu chuyện chuyển đổi số ở xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn), Phó Chủ tịch UBND xã Tân Minh Đào Hải Hà thoáng buồn: “Máy móc trang thiết bị và hệ thống mạng hiện chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số của địa phương. Máy tính của tôi đã sử dụng qua 4 “đời” phó chủ tịch, rất cũ kỹ, cấu hình thấp, nếu cài đặt thêm ứng dụng là máy “đơ”. Trong khi đó, cán bộ xã phải xử lý rất nhiều việc trên môi trường mạng, như công văn đến - đi, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến cho công dân, trả lời kiến nghị của người dân, số hóa hồ sơ, tài liệu…”.

Thực trạng ở xã Tân Minh cũng diễn ra ở không ít địa phương khác. Tại xã Song Phượng (huyện Đan Phượng), tuy đã lắp đặt 20 bảng quét mã QR để người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, nhưng nhiều thời điểm, hệ thống quét mã bị lỗi, không thể truy cập. Trong khi đó, hạ tầng viễn thông, nhất là hệ thống trạm thu phát sóng BTS trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Đan Phượng còn thiếu, ảnh hưởng đến việc phủ sóng mạng 4G và công tác thông tin liên lạc. Tính đến hết năm 2023, toàn huyện còn thiếu 45 trạm BTS theo quy hoạch hạ tầng viễn thông tại các xã: Tân Lập, Tân Hội, Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ…

Còn theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh, có thực tế là hệ thống phần mềm liên tục có sự thay mới, nâng cấp nhưng không có thời gian chạy thử nghiệm, nên quá trình giải quyết thủ tục hành chính gặp khó khăn, như: Thường xuyên xảy ra lỗi, một số tính năng chưa được cập nhật dẫn đến tình trạng công dân không thể đăng ký, trong khi cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không xử lý được trên phần mềm; giao diện trên hệ thống khó nhìn, công dân phải nhập nhiều trường thông tin, mất nhiều thời gian cho việc nhập dữ liệu; hệ thống chưa tích hợp tính năng thu phí, lệ phí điện tử (biên lai điện tử)...

Khảo sát tại huyện Hoài Đức cũng cho thấy, hình thức thương mại điện tử chỉ tập trung ở một số cá nhân bán hàng qua mạng nhỏ lẻ, còn doanh nghiệp bán hàng quy mô lớn theo hình thức này chưa nhiều. Việc nắm bắt, thống kê số lượng cơ sở kinh doanh thương mại điện tử, kiểm soát chất lượng hàng hóa còn nhiều khó khăn, do không có cửa hàng trực tiếp, không có địa chỉ cụ thể, các giao dịch thương mại diễn ra trên môi trường mạng rất khó kiểm chứng thông tin nhận dạng người bán…

Tại huyện Ứng Hòa, việc chuyển đổi số, xây dựng thôn thông minh cũng đối diện với muôn vàn khó khăn. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn cho rằng, việc triển khai thực hiện thôn thông minh hay thôn du lịch thông minh hiện còn một số bất cập. Vướng mắc lớn nhất là chưa hoàn thiện được các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ tiêu chí, quy trình xây dựng thôn thông minh. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp, làng nghề tại nhiều vùng nông thôn có quy mô nhỏ lẻ và manh mún, không tập trung, dẫn đến việc ứng dụng kỹ thuật số còn hạn chế. Mặt khác, để thực hiện chuyển đổi số, hệ thống truy cập Internet không dây (wifi) ở nhiều khu vực còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, các hạng mục nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi cho phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số của thành phố là những hệ thống có tính phức tạp, công nghệ hiện đại, phạm vi, quy mô rộng lớn, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hiện chưa đầy đủ; quy trình thực hiện thủ tục đầu tư qua nhiều bước, tốn thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.

Theo BáoHànộimới

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Đáp án môn Sinh học mã đề 201, 202,203,204,205 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
  • 5% dân chơi chứng khoán, dòng tiền dồi dào đổ vào cổ phiếu
  • Cục Thuế Bình Dương: 98,7% hồ sơ hoàn thuế điện tử
  • Miền Nam tăng cường củng cố lưới điện trước mùa mưa bão
  • Vaccine Sputnik ngừa Covid
  • Thí điểm hệ thống miễn thuế nhập khẩu hàng phục vụ an ninh, quốc phòng
  • Ngành Hải quan thu thuế xuất nhập khẩu đạt 227.933 tỷ đồng
  • EVN nâng cao năng suất lao động: Bắt đầu từ chất lượng nguồn nhân lực
推荐内容
  • Thu giữ lượng lớn ti vi màn hình phẳng, loa vi tính không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai thu đạt 4.215 tỷ đồng
  • Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa Việt Nam và Venezuela
  • 8X nuôi loài cá lạ, bé bằng đầu đũa đã bán hết veo
  • Thủ tướng: Thổi luồng gió mới, quyết tâm mới khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ
  • Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020