会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trực tiếp hôm nay】Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ!

【kết quả trực tiếp hôm nay】Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

时间:2024-12-23 19:22:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:183次
Xu hướng tăng tốc GDP ngày càng rõ nét WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất dây điện của Công ty Automotive systrems Vietnam co. LTD (Thanh Hóa). 	Ảnh minh họa: Đào Nguyên
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất dây điện của Công ty Automotive systrems Vietnam co. LTD (Thanh Hóa). Ảnh minh họa: Đào Nguyên

Dự báo mức tăng trưởng từ 6,8 - 7%

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau năm 2023 và quý 1/2024 "đầy khó khăn", đồng thời phải hứng chịu thiệt hại do siêu bão Yagi, nhưng GDP của Việt Nam trong quý 3/2024 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt hầu hết các dự báo của nhiều tổ chức quốc tế. Trên đà tăng trưởng này, các tổ chức này đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó.

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered đã có sự điều chỉnh về dự báo tăng trưởng. Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 6,8% (từ mức 6%) nhờ kết quả GDP của quý 3/2024 khả quan hơn dự kiến. Tăng trưởng quý 4/2024 dự kiến sẽ ở mức 6,9%, doanh số bán lẻ có khả năng đạt ở mức 6,2%, lĩnh vực xuất khẩu đạt ở mức 6,2%. Nhập khẩu và sản xuất công nghiệp có khả năng tăng lần lượt là 4% và 9,2%. Dự báo GDP năm 2025 vẫn ở mức 6,7%, với mức tăng trưởng dự kiến 7,5% trong nửa đầu năm và 6,1% nửa cuối năm so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Standard Chartered cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối mạnh, với sự cải thiện tốt hơn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xuất nhập khẩu, bán lẻ, bất động sản, du lịch, xây dựng và sản xuất. Sự phục hồi thương mại và hoạt động kinh doanh tăng cùng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2025 và xa hơn nữa.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế Thái Lan và Việt Nam (Ngân hàng Standard Chartered) nhận định, mặc dù áp lực kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại nhưng Standard Chartered cho rằng khả năng hoạt động của nền kinh tế đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường. Việc Chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn có thể hỗ trợ duy trì mức lãi suất thấp trong tương lai gần.

Bên cạnh Standard Chartered, nhiều tổ chức quốc tế cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam so với đánh giá trước đó. Bộ phận nghiên cứu toàn cầu HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% so với dự báo trước đó (6,5%). Đây cũng là mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á mà tổ chức này đưa ra cho các nền kinh tế.

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB (Singapore) cũng vừa điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 lên 6,4% (so với dự báo trước đó là 5,9%). UOB cho biết GDP thực tế của Việt Nam trong quý 3/2024 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3/2022, khi các hoạt động phục hồi mạnh mẽ sau thời kỳ suy thoái do đại dịch.

Cũng nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam so với những dự báo trước đó, Công ty Cổ phần chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng của Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm nay.

VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4/2024 với GDP dự báo tăng 7,1%, chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất và xuất khẩu duy trì tích cực; dòng vốn FDI dồi dào; sự phục hồi của thị trường bất động sản và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ, bao gồm cả chính sách tiền tệ và tài khóa.

“Vì vậy, chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9% từ dự báo cũ là 6,7%, phản ánh mức tăng trưởng quý 3/2024 vượt dự báo và kỳ vọng vào mức tăng trưởng khả quan trong quý 4/2024", báo cáo của VNDirect nêu rõ.

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Biểu đồ Xuân Thảo

Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025

VNDirect cũng dự báo GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025 nhờ vào xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu; triển vọng tích cực của lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; nhu cầu tiêu dùng nội địa tiếp tục cải thiện và đầu tư tư nhân từng bước phục hồi.

Theo VNDirect, năm 2024 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách tiền tệ toàn cầu khi chứng kiến 150 lần cắt giảm lãi suất so với chỉ 23 lần tăng lãi suất. Xu hướng nới lỏng này đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Dự báo xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ toàn cầu có thể sẽ tiếp diễn ít nhất đến năm 2025, khi lạm phát ở các nước phát triển dần dần đạt đến mục tiêu của các ngân hàng trung ương.

Điều này sẽ mở ra nhiều dư địa hơn để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn tới, bao gồm thúc đẩy tăng trưởng cung tiền thông qua mua vào dự trữ ngoại hối và duy trì hoặc thậm chí giảm nhẹ lãi suất điều hành để giữ lãi suất thị trường ở mức thấp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Ngoài ra, môi trường tín dụng nới lỏng toàn cầu cũng sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư xuyên biên giới và củng cố triển vọng không chỉ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà cả đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam trong năm 2025. Dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ duy trì tích cực trong năm 2025, với tốc độ tăng trưởng 8-9%, trong khi giá trị xuất nhập khẩu tăng trưởng 9-10% nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu ổn định và môi trường tín dụng dần nới lỏng.

Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2024 và dự báo triển vọng năm 2025, TS. Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Ban Phân tích và dự báo kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được như: lấy lại đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN, khu vực kinh tế trong nước vẫn chưa mạnh để hướng ra thị trường quốc tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại còn chậm, các “đầu tàu” kinh tế đang có xu hướng chậm lại (TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Bình Dương…). Bên cạnh đó, do Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với toàn cầu, nên các diễn biến của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế Việt Nam trong năm 2025.

Theo đó, xu hướng thế giới năm 2025 sẽ liên quan nhiều đến địa chính trị, có thể vẫn bất ổn, khó lường, có phần phức tạp hơn, dẫn đến việc giao thương kinh tế với 5 đối tác lớn của Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn đan xen.

Các yếu tố như khu vực doanh nghiệp, Nhà nước, vốn FDI, thị trường trong nước vẫn chưa có sự tăng trưởng mạnh do còn gặp nhiều vướng mắc về thể chế phát triển, nguồn lực cũng như hạ tầng chưa được tương xứng,… Từ phân tích xu hướng năm 2025, để giải quyết những vấn đề nêu trên, TS. Nguyễn Hữu Thọ cho rằng, việc lập ra các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn là vô cùng quan trọng.

Trong đó, cần tăng cường tháo gỡ các rào cản khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã ban hành trong năm 2023, 2024 theo hướng bỏ các điều kiện, thủ tục kinh doanh để theo sát đúng tín hiệu thị trường và vai trò của thị trường.

“Về nguồn lực cho phát triển, cần tăng cường huy động vốn FDI, giảm lãng phí khu vực công, giảm lãng phí khu vực tư và đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng. Về chính sách hỗ trợ cho phát triển, cần tập trung vào hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ xuất khẩu, khai thác tốt các hiệp định thương mại, giảm rủi ro vận tải đường biển qua vùng xung đột quân sự, phòng vệ thương mại…”, Trưởng ban Ban Phân tích và dự báo kinh tế của CIEM kiến nghị.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, giải quyết các vấn đề tồn đọng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 7% và trên 7%, nhiệm vụ trong tháng cuối năm là rất thách thức. Trong khi đó, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, bất định, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, tạo áp lực lên điều hành tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Do đó, cần tập trung đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm, phấn đấu tăng trưởng cả năm khoảng 7%, củng cố đà tăng trưởng trong năm 2025, nhất là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro.

Trong thời gian tới cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như cần quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, xác định công tác hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư.

Thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, bảo đảm nguồn cung và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và tết Nguyên đán năm 2025.

Đồng thời, nghiên cứu các gói tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và tết Nguyên đán năm 2025.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các địa phương được giao số vốn đầu tư công lớn , phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Bảo đảm tiến độ các dự án trọng điểm, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược giai đoạn 2026-2030, nâng cấp, mở rộng đường bộ cao tốc đã được đầu tư theo quy mô phân kỳ lên quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực, động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng. Theo đó, tăng cường hợp tác, tổ chức đối thoại kinh tế với các đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, tiếp tục phát huy hiệu quả cơ chế tổ công tác làm việc với từng doanh nghiệp, nhà đầu tư để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Triển khai hiệu quả Đề án 06, Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Chương trình phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn…

Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam: Hướng tới tăng trưởng bền vững trong bối cảnh toàn cầu thay đổi

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

Để chuẩn bị cho năm 2025 và nhiều năm tới, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh “tốc độ” hơn, bởi đây là “đáp án” cho các doanh nghiệp, ngành sản xuất tận dụng lợi thế xuất khẩu, duy trì tăng trưởng trưởng bền vững.

Việt Nam cần khai thác những khía cạnh mới về kinh tế với các tiêu chuẩn môi trường thương mại mới để nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu; mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi xanh của doanh nghiệp, nhằm giúp tận dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại toàn cầu và nâng cao hiệu quả, tiến bộ công nghệ của một số ngành công nghiệp chủ lực, cũng như khám phá những cách thức để thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nhằm thúc đẩy hiệu suất kinh tế dài hạn của Việt Nam.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam: Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam với GDP ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Kinh tế Việt Nam phục hồi cũng được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tích cực, một số rủi ro có thể làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó, nhu cầu từ các nền kinh tế lớn vẫn còn yếu, trong khi căng thẳng địa chính trị và xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là vẫn còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do sự dịch chuyển thương mại từ việc tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực như hàng may mặc, dệt may và điện tử.

Để duy trì đà tăng trưởng trong giai đoạn tới, Việt Nam cần đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Việc tăng cường nhu cầu trong nước đòi hỏi các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn, như đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, đồng thời duy trì lãi suất thấp. Sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ là cần thiết để phục hồi kinh tế, trong bối cảnh giá cả tương đối ổn định và nhu cầu nội địa còn yếu.

Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội

Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 sẽ đạt 6,1% trong năm 2024 và tăng lên 6,5% sang năm 2025, mức này cao hơn lần lượt 5,5% và 6% tại dự báo của WB vào tháng 4/2024. Với dự báo này, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn 8 quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội tăng cường vai trò của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách "kết nối" các đối tác thương mại lớn.

Các công ty Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã ghi nhận mức doanh thu tăng gần 25%, nhanh hơn so với các thị trường khác trong giai đoạn 2018-2021. Tuy nhiên, bằng chứng mới cho thấy các nền kinh tế có thể ngày càng bị hạn chế trong việc đóng vai trò “kết nối một chiều” khi các quy tắc xuất xứ và hạn chế xuất nhập khẩu mới, nghiêm ngặt được áp dụng.

Xuân Thảo (ghi)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý cảng biển nâng cao năng suất giải phóng tàu
  • Phát triển đội ngũ giảng viên trẻ, góp phần nâng tầm Đại học Huế
  • Người nhận trợ cấp hưu trí xã hội được nhận quyền lợi gì từ ngày 1/7/2025?
  • Nga nói sẽ phản hồi tích cực nếu Ukraine chấp nhận đàm phán
  • Nga loại bỏ kháng sinh khỏi danh mục điều trị bệnh hô hấp cấp do virus trong tiêu chuẩn mới
  • Nga hé lộ hàng binh Ukraine ở Azovstal, Moscow trục xuất nhiều nhà ngoại giao
  • Ông Trump ủng hộ quyền mang súng sau vụ xả súng ở trường học
  • Cô học sinh vượt khó
推荐内容
  • Khẩn cấp ngăn chặn nhập lậu gia cầm vào Việt Nam
  • Cô gái Huế có khát vọng vươn ra thế giới
  • Doanh nghiệp bảo hiểm tích cực hỗ trợ đồng bào gặp nạn do bão số 3
  • Ukraine nhận thêm vũ khí, Nga cảnh báo Mỹ leo thang chiến sự
  • Bài toán nâng năng suất lúa để ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
  • Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu thì được lương hưu?