【chuyen gia du doan bong da hom nay】Cổng chùa rộng mở tương lai
Mất cha,ổngcharộngmởtươchuyen gia du doan bong da hom nay mất mẹ, gia đình ly tán, bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng... là những cảnh đời đã và đang được các sư cô chùa Long Khánh, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy cưu mang, nuôi dưỡng !
Các sư cô chùa Long Khánh luôn cố gắng để những cảnh đời kém may mắn được đến trường.
Đến chùa Long Khánh, nhiều người thấy lạ, vì hay thấy sư cô Nghiêm Anh, Trụ trì nhà chùa ân cần chỉ dạy ba em học sinh học tập mỗi ngày. Hỏi ra mới biết, các em học sinh này đều có hoàn cảnh đáng thương và được nhà chùa nhận nuôi nhiều năm nay. Sư cô Nghiêm Anh chia sẻ: “Khi biết được em nào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình không thể lo cho đi học được, chúng tôi đều thu nhận các em vào chùa, để các em được đến trường. Làm điều này, chúng tôi chỉ mong sao các em sẽ có được tương lai tươi sáng hơn”.
Từ năm 1999 đến nay, chùa Long Khánh đã nhận nuôi 10 em học sinh. Cuộc sống của những người xuất gia vốn khó khăn, nay lại cưu mang thêm người, khiến cuộc sống của các sư cô thiếu thốn nhiều hơn. Thế nhưng, với tâm niệm “Nhân bất học bất tri lý”, các sư cô đã tạo mọi điều kiện khuyến khích bọn trẻ đến trường, theo đuổi ước mơ nuôi con chữ. Nhớ lại những tháng ngày mới nhận nuôi sáu em đầu tiên, sư cô Nghiêm Anh cho biết: “Lúc đó, điều kiện của chùa khó khăn lắm, thậm chí có lúc không có gạo ăn, nhưng vì tương lai của bọn trẻ nên chúng tôi gắng vượt qua. Vào thời gian ấy, buổi sáng tôi bán tàu hủ, sữa đậu nành, chiều làm bánh tráng cho bọn trẻ đem bán. Sức học của các cháu đến đâu thì mình lo đến đó”.
Bản thân các em sống ở chùa cũng ý thức được hoàn cảnh của mình khó khăn và chỉ có con đường học mới có thể tiến thân, do đó, em nào cũng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Ngoài những buổi lên lớp, các em còn phụ giúp các sư cô một số công việc như quét dọn, tụng kinh… Em Châu Võ Yến Nhi, học sinh lớp 11, Trường THPT Lê Hồng Phong, chia sẻ: “Cha mẹ em ly dị khi em còn rất nhỏ, lúc ấy em đã theo mẹ đi Thành phố Hồ Chí Minh, mà cuộc sống khó khăn quá, em ở trên đó chắc không đi học được. Bởi vậy, mẹ đem em về gửi ở chùa nhờ các sư cô chăm sóc, dạy bảo. Ở đây, em được sư cô lo chuyện cơm nước, học hành, dạy điều hay lẽ phải. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, để không phụ lòng yêu thương mà sư cô dành cho chúng em. Được đi học, em mong muốn sau này mình có nghề nghiệp ổn định, để đóng góp công sức của mình vào phụ giúp các sư cô nuôi các em nhỏ có hoàn cảnh không may như em”…
Chính sự chăm sóc ân cần của các sư cô, sáu em nhỏ ngày trước giờ đã trưởng thành, có nghề nghiệp ổn định và gia đình riêng. Thỉnh thoảng, họ lại về thăm chùa và tiếp tục giúp đỡ các ni sư cưu mang những mảnh đời đồng cảnh ngộ. Em Nguyễn Ngọc Thảo chia sẻ: “Nhờ lòng hảo tâm của các sư cô mà em mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Nếu không có sự cưu mang ấy em không biết tương lai của mình sẽ ra sao”. Hoàn cảnh của Thảo rất đáng thương, cha mẹ Thảo ly hôn khi em mới 2 tuổi đầu. Ngay từ nhỏ, em đã thiếu vắng tình thương của cha và chuyện học hành coi như đến đường cùng, một mình mẹ em không thể xoay xở nổi chuyện cơm áo, tiền học hành. Biết được nỗi khốn khó của gia đình Thảo, sư cô Nghiêm Anh đã tìm đến và nhận Thảo về nuôi dưỡng. Từ đó, Thảo đã được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa... Hiện Thảo đang làm kế toán cho một công ty ở thành phố Cần Thơ. “Vào các dịp lễ, tết hay rằm lớn, em và các bạn cũng về thăm chùa. Bọn em còn đóng góp phần kinh phí để phụ giúp các sư cô nuôi các em nhỏ”, Thảo bộc bạch.
Sau khi sáu em ra trường, nhà chùa tiếp tục nhận nuôi bốn em nữa, trong đó có một em có hoàn cảnh khó khăn, hai em cha mẹ ly dị và một em mồ côi. “Mỗi cháu là mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng có điểm chung là không may mắn như những bạn bè cùng trang lứa. Thấy cảnh đời các em như vậy, nên chúng tôi luôn chăm lo, để bù đắp phần nào thiệt thòi mà các cháu đang phải gánh chịu”, sư cô Nghiêm Anh chia sẻ. Cảm kích trước tấm lòng của các sư cô, nhiều nhà hảo tâm ở khắp nơi cũng đến thăm, giúp đỡ, cho tiền, quà, quần áo... để chung tay với chùa tiếp tục chăm lo cho những con người bất hạnh!
“Tiếp tục mở rộng vòng tay ra đón các cháu” Ấm lòng khi nhìn những “trái ngọt” ngày một trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội, sư cô Nghiêm Anh vui vẻ cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi chỉ sợ không làm được, nhưng thấy hoàn cảnh các cháu đáng thương, nếu mình không giang tay đón nhận các cháu sẽ bơ vơ, không được học hành đàng hoàng. Giờ đây, tôi nguyện với lòng, nếu còn sức khỏe, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng vòng tay để đón nhận, chăm lo cho những đứa trẻ không may trong cuộc sống”. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mặt xấu, phụ nữ không dám ra đường
- ·Châu Âu thành tâm dịch Omicron
- ·Kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai giá
- ·Đường sách Vũng Tàu chấm dứt hoạt động sau 5 năm thí điểm
- ·Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
- ·Phong trào thi đua là đòn bẩy để ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- ·Sẽ bớt nhiều nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất
- ·Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn gần 1.800 tỷ đồng
- ·Vợ sảy thai, chồng vẫn thản nhiên chơi ipad
- ·Châu Âu thành tâm dịch Omicron
- ·Hủy hoại tài sản người khác nhưng không bị khởi tố hình sự
- ·Thời trang cao cấp Belluni
- ·Đà Nẵng đưa vào sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ COVID
- ·Trung Nguyên đồng loạt khai trương 5 quán cà phê “đắc địa”
- ·Luật giao thông: xe cơ giới ngược chiều tránh nhau thế nào?
- ·Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết
- ·Thùy Anh áp lực với cảnh bị cưỡng hiếp trong 'Chúng ta của 8 năm sau'
- ·Mỹ phẩm cao cấp Việt lọt Top 50 thương hiệu danh tiếng ASEAN
- ·Sắp ra tù lại phạm thêm tội đánh người
- ·TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ khẩu trang và thực phẩm thiết yếu