会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【clb nottingham】Chủ động phòng, chống giông lốc trong mùa mưa bão!

【clb nottingham】Chủ động phòng, chống giông lốc trong mùa mưa bão

时间:2024-12-23 21:26:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:591次

Vài năm trở lại đây,ủđộngphngchốngginglốctrongmamưclb nottingham trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Hiện nay, đang vào cao điểm mùa mưa, cũng là thời điểm giông lốc xuất hiện ngày một nhiều. Chính vì thế, để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, chủ động ứng phó là giải pháp được xem là tối ưu nhất.

Lãnh đạo huyện Phụng Hiệp thăm hỏi, động viên gia đình anh Nam bị ảnh hưởng do lốc xoáy. Ảnh: D.KHÁNH

Là vùng đất cao, không nằm gần các sông lớn nhưng hàng năm xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đón nhận từ hơn 2 cơn lốc xoáy quét qua địa bàn làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, nhất là nhà cửa của người dân trong xã. Như năm 2022, xã có 5 trường hợp nhà bị sập và tốc mái, do đó trước khi vào mùa mưa năm nay bắt đầu, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các giải pháp phòng chống giông lốc như: chằng chống lại các căn nhà cấp 4 xuống cấp, gia cố lại các mái tôn, đốn chặt các cây lớn xung quanh nhà.

Ông Phạm Công Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình, cho biết: “Trước mùa mưa năm nay, xã đã chỉ đạo các ấp rà soát lại các căn nhà cấp 4 ở trên đồng có nguy cơ bị ảnh hưởng giông lốc, ngập lụt. Vận động bà con gia cố lại, nếu có nguy cơ thì phải di dời để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão”.

Dù đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, tuy nhiên trong cơn bão số 1 vừa qua, xã Tân Bình cũng có 1 căn nhà bị sập do giông lốc. Đó là trường hợp của gia đình anh Đặng Hoàng Nam, ở ấp Tân Long. Được sự khuyến cáo của địa phương, cách đó một tuần, anh Nam đã mua dây kẽm về gia cố căn nhà với các trụ bê tông lớn. Nhưng do nằm ngay luồng cơn lốc đi ngang, sức gió mạnh, làm các dây kẽm bị đứt, căn nhà cũng bị sập hoàn toàn. Nhờ theo dõi báo đài về diễn biến cơn bão, có sự phòng bị nên khi thấy trời xuất hiện gió lớn, anh Nam đã kịp thời di tản các thành viên trong gia đình ra khỏi nhà nên khi căn nhà bị sập không bị ảnh hưởng về người.

“Hôm đó khoảng 6 giờ sáng, thấy gió lớn quá làm gãy cây xung quanh nhà là mình biết căn nhà sẽ không chịu nổi nên chủ động di tản các thành viên trong gia đình ra khỏi nhà, chưa được bao lâu thì căn nhà bị hút lên không trung rồi rơi xuống, sập gần như hoàn toàn”, anh Nam kể lại.

Còn mới đây, vào lúc rạng sáng ngày 15-9, trên địa bàn xã Hỏa Lựu, mưa to kèm theo giông lốc đã làm sập hoàn toàn 2 căn nhà của người dân ở ấp Thạnh Phú và ấp Thạnh Trung, ước thiệt hại khoảng 60 triệu đồng. Sau khi sự cố xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Vị Thanh đã huy động lực lượng và phương tiện để hỗ trợ xã Hỏa Lựu. Cùng với đó, UBND xã Hỏa Lựu đã chỉ đạo lực lượng xung kích xã thực hiện các biện pháp khẩn cấp giúp đỡ cũng như di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Công tác khắc phục, dọn dẹp nhà sập ở xã Hỏa Lựu đã được thực hiện kịp thời.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Phụng Hiệp, trung bình mỗi năm toàn huyện thiệt hại hơn 1 tỉ đồng do mưa bão. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm toàn huyện có gần 30 căn nhà bị sập và tốc mái do giông lốc. Riêng từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã có 9 căn nhà bị sập và tốc mái, thiệt hại gần 200 triệu đồng. Qua rà soát, toàn huyện hiện còn hơn 300 căn nhà cấp 4 nằm ở các tuyến nông thôn sâu, trên các tuyến kênh nội đồng có nguy cơ cao bị giông lốc đe dọa.

Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Hiện nay ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong việc chằng chống lại nhà cửa, triển khai các giải pháp ứng phó chủ động để giảm thiểu các nguy cơ bị ảnh hưởng bởi giông lốc khi mùa mưa đang vào cao điểm thì huyện cũng tranh thủ từ các mạnh thường quân để hỗ trợ cho người dân đang ở những căn nhà không đảm bảo an toàn theo hình thức nhà đại đoàn kết hay nhà tình thương, để từng bước giải quyết các căn nhà có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi giông lốc mùa mưa bão này.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang dự báo, cảnh báo tình hình kịp thời, chính xác và cung cấp đầy đủ các số liệu về mưa, bão đến các ngành, các cấp và người dân trong tỉnh biết để chủ động ứng phó với mọi tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, có phương án bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu. Tổ chức theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật thông tin về mưa lũ và chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình thiên tai để kịp thời chỉ đạo giải quyết.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng đã chỉ đạo kiểm tra, xây dựng phương án phòng chống thiên tai trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn theo dõi diễn biến mưa, giông lốc,… thông tin đến cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông để chủ động biện pháp phòng tránh. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương; tăng cường hướng dẫn kỹ năng chằng chống nhà cửa, công trình công cộng, tổ chức chặt tỉa, phát quang cây cối xung quanh nhà để đảm bảo an toàn cho người dân. Chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tại các xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó có hiệu quả, đảm bảo an toàn về người, tài sản, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, do đang vào cao điểm của mùa mưa nên luôn chỉ đạo bộ phận thực hiện tốt công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi. Thực hiện gia cố, duy tu sửa chữa các tuyến đê bao ngăn lũ, triều cường cho lúa, mía, vườn cây ăn trái và các loại cây trồng khác, vùng nuôi thủy sản. Quản lý chặt chẽ hệ thống cống, bọng dọc theo các tuyến sông, kênh, rạch, nhất là đối với vùng lúa nguyên liệu, vùng nuôi trồng thủy sản và vùng trồng cây ăn trái. Kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi và đánh giá công tác vận hành hệ thống các công trình thủy lợi; có kế hoạch xử lý, tu sửa những hạng mục hư hỏng để giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho người dân do mưa bão gây ra.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 23 căn nhà bị sập, tốc mái 66 căn, ước tổng thiệt hại hơn 1,825 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm rồi, số nhà sập tăng 8 căn, tốc mái tăng 3 căn, ước thiệt hại giảm 108,2 triệu đồng.

 

T.TRÚC - D.KHÁNH

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất ASEAN
  • Hoàng Đức và Kim Thanh giành Quả bóng Vàng Việt Nam 2023
  • Đồng bào Khmer tổ chức lễ Sene Đolta đầm ấm
  • Manchester City giành chiến thắng kịch tính trước Dortmund
  • Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thuận lợi tối đa giúp bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona
  • Ngôi sao bơi lội của Đông Nam Á giải nghệ ở tuổi 28
  • Nhật Bản: Bắt đầu lễ rước đuốc Olympic Tokyo 2020 tại Fukushima
  • Tưng bừng khai mạc Giải vô địch bóng đá Công nhân toàn quốc 2023
推荐内容
  • Học sinh tại Hà Nội sẽ nghỉ học đến hết ngày 28/2/2021
  • Giữ vững chỉ số xanh
  • Tập trung tái cơ cấu kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển
  • Báo Australia nhận định không được xem thường đội tuyển Việt Nam
  • Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát vụ điểm thi 'bất thường' ở Hà Giang
  • Phổ biến chính sách, pháp luật về sử dụng điện năm 2024 tại xã Đức Hạnh