【ket qua bong da nu viet nam】“Ăn theo” mùa nước nổi
Nếu như những năm trước,Ăntheomanướcnổket qua bong da nu viet nam phần đông hộ dân nghèo ở huyện Phụng Hiệp dựa vào mùa nước nổi để mưu sinh nghề bắt ốc, hái rau hay giăng câu, lưới đều buồn vì lũ muộn thì năm nay, bà con thấy vui và dự đoán nước lũ sẽ về sớm nên mọi thứ đã sẵn sàng.
Anh Giang cùng vợ ra đồng làm nghề câu, lưới mùa nước nổi.
Gần cả đời người gắn bó với nghề câu, lưới, ông Nguyễn Văn Gạt, ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, mấy ngày qua luôn bận rộn sửa lại chiếc xuồng câu, khâu vá mớ lưới và nhiều dụng cụ đánh bắt cá của mình. Đan xong mặt lưới cuối cùng, ông tâm sự: “Với tôi, mùa lũ luôn là những kỷ niệm đẹp, bởi vất vả nhưng vui vì có công việc để làm và có thêm nguồn thu nhập”. Nhớ những năm có lũ lớn, phần đông bà con nghèo ở đây được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều sản vật cá, tôm, bông súng, bông điên điển, hẹ nước... Do vậy, mùa lũ còn là mùa “hái” ra tiền của nhiều người. Thế nhưng, những năm gần đây, lũ không lớn và nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nên nhiều người mưu sinh theo con nước đành phải bỏ nghề tìm việc khác để làm.
Anh Giang, người hàng xóm với ông Gạt, chuyên mưu sinh mùa lũ bằng nghề bẫy chuột và đánh bắt thủy sản cũng góp thêm phần câu chuyện, anh cho rằng những năm lũ nhỏ, nhiều người làm nghề bẫy chuột như anh phải chạy đồng như người “chạy vịt” để hành nghề. Vất vả là vậy, nhưng thu nhập không mấy là bao, có không ít người bỏ nghề lên thành phố tìm việc làm thuê kiếm sống. Những người chưa đi nên chuyển sang nghề đặt trúm, đặt lọp cua hay dớn, lưới bắt cá, lươn để có nguồn thu vào mùa nước nổi. Xem ra thời tiết năm nay mưa nhiều hơn nắng, nước trên đồng cũng dâng cao, cá cua đang sinh sôi nảy nở. Với hơn trăm cái lọp, mỗi ngày anh Giang cũng bắt được khoảng 5kg cua đồng, vài ký cá rô, cá sặc, trừ đi chi phí cũng còn được hơn 100.000 đồng. Với số tiền như vậy, anh Giang coi như đã tạm ổn cho cuộc sống gia đình, khỏi cần phải xa quê lên thành thị kiếm sống. Dẫu biết rằng, mưu sinh mùa lũ lắm gian nan và còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng bà con đã quen cách sống chung với lũ, biết tận dụng lũ để mưu sinh. Vì vậy, hàng năm cứ đến thời điểm trung tuần tháng 7, tháng 8 âm lịch thì người dân lại trông ngóng nước lũ về.
Cơn mưa dài còn nặng hạt, vậy mà dì Hai Ngoan, ở xã Phương Phú, đã sớm lo xong phần cơm nước, chuẩn bị cho cuộc hành trình hái bông điên điển của mình. Bất chấp cái lạnh ngoài trời, dì mặc vội cái áo mưa rồi xuống chiếc xuồng con hướng ra bờ kênh có hàng bông điên điển. Trong cái giỏ nhỏ của dì, tôi chỉ thấy một ít nước uống, một phần cơm cho bữa trưa và một vài vật dụng cần thiết. Tôi chợt nghĩ, đúng ra ở cái tuổi ngoài 70, dì cần được nghỉ ngơi an dưỡng, nhưng vì cuộc sống nên vẫn miệt mài lao động. Dì kể: “Mùa nắng thì bán bánh bò, bánh tiêu theo xóm. Mùa mưa lũ thì đi hái bông điên điển, nhổ bông súng, hẹ nước mọc hoang dã ngoài đồng để bán. Do tuổi cao sức yếu, cho dù cố gắng cũng không kiếm được nhiều. Mỗi ngày cũng có thể nhổ 5-10kg bông súng, hái được chút ít bông điên điển, bán được 70.000-100.000 đồng”. Với dì, bấy nhiêu đó cũng thấy vui, vì có tiền trang trải cho sinh hoạt hàng ngày.
Chia tay dì Ngoan, ông Gạt, anh Giang… khi trời đã xế chiều, xe tôi tiếp tục lăn bánh trên con đường làng quanh co dọc bờ kênh Hậu Giang 3 ra đường cái. Những cánh đồng lúa bát ngát dọc hai bờ kênh của những ngày trước đây giờ thành những cánh đồng nước trắng xóa, xa xa có những người giăng câu, giăng lưới, đặt lờ... Trong đó, có cả chú Sáu Khang đang khom lưng ngoài nắng vá lại mấy cái dớn, mặt ông buồn hiu rồi nói: “Gia tài của tôi chỉ có 10 cái dớn này để nuôi sống gia đình, hy vọng con nước lũ năm nay cao hơn năm trước để có thêm nhiều cá”.
Không riêng những người sống bằng nghề câu, lưới như ông Khang, ông Gạt hay anh Giang cảm thấy nhớ lũ và lo khi lũ chưa thật sự đã về, mà ngay cả những người sống bằng nghề bắt ốc, hái rau chuyên nghiệp như chị Út Phượng, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cũng cảm thấy bồn chồn. Chị mong rằng mùa nước lũ năm nay sẽ là mùa lũ đẹp. Bởi theo chị, người dân quê, đặc biệt là những hộ nghèo, ít vốn thì mùa lũ là mùa ăn nên làm ra, vì vậy họ rất mong thiên nhiên tiếp tục ưu đãi để có một mùa bội thu sản vật khi nước lũ tràn đồng.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Thượng tướng Nguyễn Tân Cương chủ trì đón Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Malaysia
- ·‘Biệt thự đẹp nhất Cà Mau’ xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản sẽ bị cưỡng chế
- ·Mưa gây ngập và sạt lở đất, Cục CSGT yêu cầu chủ động cấm đường khi có nguy hiểm
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Các cựu chiến binh Sư đoàn 308 giữ vững phẩm chất cao đẹp 'Bộ đội Cụ Hồ'
- ·Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc TPHCM
- ·21 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù dự án hơn 238 tỷ đồng tại Bắc Ninh
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Lái ô tô ngược chiều trên quốc lộ 1, người đàn ông bị tước giấy phép lái xe
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·TPHCM: Hàng trăm trụ điện cản trở dự án mở rộng đường Tân Kỳ
- ·TPHCM kiến nghị Thủ tướng sớm chỉ đạo giải quyết vấn đề Vạn Thịnh Phát và SCB
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Trực thăng đưa hai bệnh nhân nặng từ Trường Sa về đất liền điều trị
- ·Một trung tâm đăng kiểm ở Bà Rịa
- ·Hà Nội: Di dời dân, kiểm định công trình gần giếng khoan nhà máy nước bị sụt lún
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Nguyên trưởng phòng của trường đại học ở TPHCM mất tích sau khi đi tập thể dục