【kết quả tỷ số bóng đá liverpool】Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính
Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.
Theo số liệu tổng hợp của Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, tính đến đầu tháng 8/2024, đơn vị đã tiếp nhận khám, chăm sóc và điều trị cho 3.148 trường hợp mắc bệnh ung thư, tăng 219 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có tới gần 200 trường hợp đang được điều trị chăm sóc giảm nhẹ (giai đoạn cuối) tại khoa. Nhiều người trong số này có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Trong khi gánh nặng cho công tác điều trị ung thư là khá lớn, nhất là đối với những bệnh nhân phải thực hiện các phương pháp điều trị kết hợp như: phẫu thuật, hoátrị toàn thân và xạ trị.
Điển hình như trường hợp của bà P.T.D (42 tuổi, ngụ ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Bà D bị K tuyến vú và đã di căn sang hạch cổ, sau nhiều năm điều trị tích cực dù cơ bản các khối u trên cơ thể của bà đã được khống chế, nhưng chi phí cho mỗi lần lên tuyến trên để thực hiện điều trị (thường là 20 ngày/lần), lên đến hàng chục triệu đồng, kể cả việc mua thêm thuốc đặc trị được bác sĩ kê toa ngoài danh mục, các loại dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện và cả những thứ không tên khác.
Bs Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, thăm khám cho bệnh nhân mắc ung thư xoang sàng sau di căn, đang được điều trị tại khoa.
Cũng như bà D, ông N.V.S (69 tuổi, ngụ ấp Tân Hoà B, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi) bị mắc chứng K phổi giai đoạn 3, cứ sau mỗi 20 ngày ông lại phải lên Bệnh viện ung bướu TP Hồ Chí Minh để hoá trị toàn thân một kỳ và có những chuyến đi gia đình ông đã phải tốn chi phí gần 20 triệu đồng. Có thể nói, đây là các khoản chi phí không phải gia đình bệnh nhân ung thư nào cũng có thể gánh được.
Ông V.T.T (52 tuổi, ngụ Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau) bị ung thư phổi giai đoạn cuối, hiện đang được chăm sóc giảm nhẹ tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, tâm sự: “Gia đình tôi không có đất sản xuất, tôi cũng không nghề nghiệp ổn định. Lúc còn khoẻ mạnh, hằng ngày vợ chồng tôi cũng chỉ biết đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Bây giờ bị bệnh như thế này, vào đây điều trị, bảo hiểm y tế thanh toán được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, chứ đâu có điều kiện để mua thêm thuốc đặc trị bên ngoài”.
Ông V.T.T đang được điều trị tại Khoa Ngoại ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Theo một thống kê gần đây của ngành y tế cho thấy, hiện có khoảng 1/3 số bệnh nhân bị ung thư không có đủ điều kiện để mua thuốc đặc trị sau 12 tháng kể từ khi được phát hiện; có khoảng 22% số bệnh nhân không đủ tiền để thanh toán cho các khoản chi phí, dịch vụ đi lại và có đến gần 25% số gia đình bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh khánh kiệt, phải chạy vạy vay mượn người thân, bạn bè khắp nơi. Thậm chí có gần 10% trong số này phải chấp nhận cầm cố, sang bán nhà cửa, đất đai để có tiền điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhã, Phó trưởng Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết: “Có tới hơn 50% số bệnh nhân khi được phát hiện bị ung thư đều ở vào giai đoạn muộn. Đây là một trong những lý do khiến cho chi phí của việc điều trị tăng cao và khá tốn kém cho gia đình người bệnh”.
Có thể nói, việc giảm gánh nặng tài chính cho quá trình chữa trị đối với bệnh nhân ung thư là vấn đề cực kỳ cần thiết hiện nay, nhất là đối với những trường hợp bắt buộc phải điều trị phối hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và cả hoá trị toàn thân. Tuy nhiên, làm thế nào để bệnh nhân ung thư có thể tiếp cận được với các nhóm thuốc điều trị ung thư mới, giúp tăng cơ hội điều trị, kéo dài sự sống mà mức chi phí phù hợp vẫn là câu hỏi khó. Mặc dù hiện nay nhiều loại thuốc đặc trị đã có mặt trên thị trường, hiệu quả điều trị khá cao, thế nhưng vẫn chưa được phê duyệt kịp thời vào danh mục thuốc được bảo hiểm y tế phải chi trả.
Khác với những bệnh lý khác, ung thư là căn bệnh rất nguy hiểm vì nguy cơ tử vong cao trong thời gian ngắn, trong khi việc điều trị phải kéo dài, nên luôn tạo ra áp lực gánh nặng về tài chính cho bệnh nhân và gia đình. Do vậy, để có thể tăng cơ hội sống và khả năng chữa trị, điều cốt lõi vẫn là cần phải được tầm soát, chẩn đoán và phát hiện sớm, từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ có cách lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo từng giai đoạn khác nhau của mỗi bệnh nhân./.
Phương Vũ
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng SJC ổn định ở mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu
- ·TPHCM kiểm soát chặt nguồn thịt lợn tại lò mổ và chợ đầu mối
- ·Những khu vỉa hè đầu tiên ở Hà Nội được cho thuê
- ·Lãi suất tăng tác động ra sao tới hoạt động thanh toán nợ?
- ·Kho bạc Hậu Giang tăng cường chống dịch, đảm bảo chi trả ngân sách
- ·10 tháng năm 2023, Việt Nam chi 2,36 tỷ USD nhập khẩu ngô các loại
- ·Dự báo sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc
- ·TP.HCM: Lần đầu tiên có Lễ hội nghệ thuật truyền thống Nhật Bản
- ·Bộ Tài chính quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid
- ·Hon Thom Paradise Island – Đảo Thiên Đường đầu tiên tại Việt Nam
- ·Việt Nam, Malaysia step up cooperation in fight against crime
- ·Dự toán năm 2022: Phân cấp một số khoản thu giữa trung ương và địa phương ra sao?
- ·Cô giáo “không giảng bài trong ba tháng” lại tiếp tục bị đình chỉ dạy
- ·TP.HCM: Có 18/20 ca mắc đậu mùa khỉ nhiễm HIV
- ·Lý giải việc đại gia mất 15 tỷ đồng sau cuộc gọi với người tự xưng thiếu tướng
- ·Hà Nội chính thức lên tiếng về “lệnh cấm” xe máy
- ·Gần 9.000 bác sĩ Hàn Quốc đình công và nộp đơn xin nghỉ việc
- ·Trợ lý ảo Siri của Apple bị tố ghi lén nhiều thông tin riêng tư của người dùng
- ·Những gói hỗ trợ “chạm đến trái tim”