【ket qua vdqg ha lan】Sinh viên Trung Quốc đối mặt khủng hoảng việc làm khi lĩnh vực công nghệ và xe điện ngừng tuyển dụng
Một cuộc khủng hoảng việc làm đang hiện diện đối với giới trẻ Trung Quốc khi các vị trí làm việc cấp thấp đang dần biến mất trong các ngành công nghiệp,ênTrungQuốcđốimặtkhủnghoảngviệclàmkhilĩnhvựccôngnghệvàxeđiệnngừngtuyểndụket qua vdqg ha lan từ lĩnh vực công nghệ đến các phương tiện năng lượng mới trong bối cảnh chính quyền nước này đang áp dụng chính sách Zero Covid cứng rắn.
Các báo cáo từ truyền thông địa phương và số liệu thống kê chính thức đang cho thấy sự gia tăng nhanh chóng số lượng các lời đề nghị việc làm bị rút lại. Đây là một hiện tượng chỉ xuất hiện khi có sự suy giảm đột ngột và đáng kể của các nền tảng kinh tế lớn.
Jade Jiang, người tỉnh Hồ Nam, là một kỹ sư thuật toán sẽ tốt nghiệp vào tháng tới. Cô cho biết mình đã có một con đường sự nghiệp rõ ràng vào tháng 1 sau khi ký hợp đồng ba bên với trường học và Zhuanzhuan, một công ty điện tử có trụ sở tại Bắc Kinh, sở hữu một ứng dụng thương mại để mua hàng hóa đã qua sử dụng. Công ty tự nhận mình là “kỳ lân”, mới thành lập với mức định giá hơn 1 tỷ USD, vì vậy Jiang không có lý do gì để nghi ngờ uy tín của nó.
Nhưng điều đó đã thay đổi vào đầu tháng 5 vừa qua, khi cô nhận được một cuộc điện thoại thông báo rằng vị trí công việc này không còn khả dụng. Công ty đề nghị bồi thường cho cô 8.000 nhân dân tệ (khoảng 1.197 USD), nhưng thiệt hại thực tế của Jiang sẽ cao hơn nhiều vì mùa tuyển dụng với sự hỗ trợ từ trường đã kết thúc.
“Tôi cảm thấy bối rối khi biết tin”, cô nói. “Tôi đã trở nên tuyệt vọng và sẽ đăng ký bất cứ thứ gì trên các ứng dụng tuyển dụng.”
Câu chuyện của Jiang không phải là hiếm. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về việc nhiều sinh viên tốt nghiệp đang bị rút lại lời mời làm việc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp xe năng lượng mới. Trên nền tảng mã nguồn mở Github ở Trung Quốc, một tài liệu đã liệt kê ít nhất 36 sinh viên mới tốt nghiệp gần đây đã bị hủy bỏ các lời mời làm việc, thư mời hoặc hợp đồng ba bên.
Thực tế này đang trở nên phổ biến, bất chấp sự tồn tại của một hệ thống hợp đồng lao động nghiêm ngặt được thiết kế để bảo vệ các sinh viên tốt nghiệp. Theo đó, nhà tuyển dụng tiềm năng thường phải ký hợp đồng ba bên với trường và sinh viên tốt nghiệp sau khi đưa ra lời đề nghị. Nếu một đề nghị bị rút lại, công ty phải trả một khoản tiền phạt và chịu thiệt hại về danh tiếng.
Luật sư Gao Wangnan cho biết các hợp đồng ba bên như vậy tuân theo Bộ luật Dân sự của Trung Quốc thay vì luật lao động, nên nó nghiêm ngặt hơn và các nhà tuyển dụng tiềm năng cực kỳ tránh vi phạm.
Tình hình kinh tế Trung Quốc đã đột ngột đảo ngược trong năm nay, một phần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 bùng phát ở Thượng Hải từ cuối tháng 3. Sự kiện đã phá vỡ các kế hoạch của nhiều công ty và làm mất niềm tin kinh doanh trong nhiều ngành, từ hàng tiêu dùng đến ô tô điện. Ví dụ, không một chiếc ô tô mới nào được bán ở Thượng Hải vào tháng 4, trong khi doanh số bán xe năng lượng mới trên toàn Trung Quốc đã giảm 38,3% trong tháng 4 so với một tháng trước đó.
Các nhà tuyển dụng tiềm năng đã cố gắng kiểm soát chi phí khi hậu cần bị gián đoạn và doanh số bán hàng sụt giảm, và điều này làm ảnh hưởng đến triển vọng của các sinh viên mới tốt nghiệp. Một sinh viên mới tốt nghiệp, giấu tên, cho biết anh đã ký hợp đồng ba bên vào tháng 12 năm ngoái để gia nhập Li Auto, một nhà sản xuất xe điện mới nổi của Trung Quốc, với tư cách là kỹ sư thuật toán học máy. Vào cuối tháng 4, anh được thông báo rằng vị trí ban đầu không còn nữa và anh ấy phải được “đánh giá lại” cho một vị trí công việc khác. Nhưng anh đã không vượt qua cuộc phỏng vấn mới, điều này cho phép Li Auto chấm dứt hợp đồng bằng cách trả một tháng lương như một khoản bồi thường.
Theo sinh viên này, số tiền không đủ để trang trải cho tác động của việc chấm dứt hợp đồng. “Gần như không thể tìm được việc làm trước khi tốt nghiệp,” anh nói. “Tôi cần phải đợi đến kỳ tuyển dụng mùa thu, nghĩa là tôi sẽ thất nghiệp trong vài tháng.”
Li Auto đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Những lời mời làm việc bị hủy bỏ đang chỉ ra rằng một mùa hè ảm đạm đã tới với nhiều sinh viên, trong số 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học của Trung Quốc trong năm nay. Lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ, số lượng sinh viên tốt nghiệp không có lời mời làm việc có thể đông hơn đáng kể những người có lời mời làm việc. Mặc dù tình hình việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp đại học vốn đã trở nên khó khăn trong những năm gần đây, nhưng năm 2022 đang được coi là năm tồi tệ nhất trong một thời gian dài.
Theo một tài liệu bị rò rỉ từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Hoa Đông, một trường luật hàng đầu ở Thượng Hải, chỉ 1/5 sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm tính đến đầu tháng 5. Nhà trường chia sẻ với báo giới rằng dữ liệu bị rò rỉ không đại diện cho tình hình thực tế, nhưng không cung cấp bất kỳ số liệu nào khác.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên từ 16 đến 24 của nước này đã lên tới 18,2% vào tháng 4. Lu Feng, giáo sư Đại học Bắc Kinh, cho biết tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã cao hơn tại Mỹ và EU. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị chính thức của nước này là 6,1% trong tháng 4, tăng 0,3% so với tháng 3.
Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, một lĩnh vực đóng góp lớn vào việc tạo việc làm trong thập kỷ qua, đã cắt giảm nhân sự. Từ những gã khổng lồ như Alibaba đến Tencent đã hạn chế tuyển dụng mới trong bối cảnh nền kinh tế đang suy yếu hơn.
Vấn đề thanh niên thất nghiệp đang được chính quyền Bắc Kinh chú ý. Quốc hội Trung Quốc đã ban hành các biện pháp hỗ trợ vào tháng 5 để giúp những người trẻ tuổi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng họ, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút và tạo việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp.
Jiang, kỹ sư thuật toán, trước đây chỉ chấp nhận phỏng vấn với các công ty công nghệ, nhưng gần đây đã bắt đầu nhìn xa hơn. Tuần này, cô đã nhận được lời đề nghị từ một doanh nghiệp nhà nước ở quê hướng, tỉnh Hồ Nam.
"Nó không phải là một công ty công nghệ, nhưng đó là một lựa chọn tốt cho tình thế hiện tại của tôi."
(Theo Trí Thức Trẻ, SCMP)
Hãng công nghệ giáo dục Trung Quốc sa thải 60.000 nhân sự, doanh thu sụt giảm 80%
New Oriental Education & Technology Group đã đuổi việc hàng chục ngàn lao động kể từ khi Trung Quốc siết chặt các doanh nghiệp tư nhân hơn một năm trước.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cục Thuế Long An tổ chức Chương trình “Hóa đơn may mắn” quí IV/2022
- ·Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
- ·Inforgraphic: Các loại giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
- ·Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%
- ·Con chết, mẹ quặn thắt vì không đủ tiền mua quan tài
- ·Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?
- ·Sao 'Bỗng dưng muốn khóc': Người lấy đại gia rời xa showbiz, kẻ vướng scandal từ thiện
- ·Hoàng Yến tiết lộ cảnh nóng với 'phi công' 9x
- ·Không “đảm đang” tôi vẫn hạnh phúc bên chồng
- ·Phát triển kinh tế
- ·“Phép màu” đã đến với bé Trà My
- ·Siêu mẫu Vĩnh Thụy khoe vẻ nam tính với áo dài Liên Hương
- ·Mở rộng phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử
- ·Bộ Y tế yêu cầu tìm biến thể mới của Covid
- ·Bản tin phát thanh ngày 22/12/2024
- ·Sức mua giảm, áp lực cạnh tranh giữa các thương hiệu trà sữa ngày càng cao
- ·Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ "Ngày hội khuyến mại tháng 7"
- ·Học sinh Hà Nội nghỉ 8 ngày dịp Tết Nguyên đán năm 2023
- ·Mồ côi cả cha lẫn mẹ, bé học giỏi có nguy cơ bỏ học
- ·Công bố kết quả khám nghiệm tử thi Hoa hậu Mỹ 2019