【soi keo so】Chấm điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách
Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với các cấp ngân sách địa phương, các bộ, cơ quan Trung ương và các đơn vị dự toán ngân sách các cấp.
Việc xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng và lượng hóa kết quả thực hiện hàng năm của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhằm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.
Theo dự thảo Thông tư, tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên hàng năm dựa trên chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ hàng năm.
Cùng với đó là số kinh phí tiết kiệm được trên cơ sở so sánh số liệu quyết toán với dự toán chi thường xuyên đã được duyệt; việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên theo quy định của pháp luật; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các đơn vị dự toán cấp dưới hoặc ngân sách cấp dưới (đối với các đơn vị dự toán có đơn vị cấp dưới hoặc ngân sách cấp dưới).
Việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm.
Cụ thể như sau: Kết quả tiết kiệm đối với một số chỉ tiêu cụ thể trong chi thường xuyên: thang điểm tối đa là 60 điểm; kết quả tiết kiệm tổng kinh phí chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương): thang điểm tối đa là 40 điểm; đánh giá việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi thường xuyên (điểm trừ).
Tương tự, việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán ngân sách có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc (trừ bộ, cơ quan trung ương) cũng được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm.
Trong đó, kết quả tiết kiệm tổng kinh phí chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương): thang điểm tối đa 40 điểm. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị dự toán trực thuộc: thang điểm tối đa 40 điểm. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: thang điểm tối đa là 20 điểm.
Đối với kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ở Trung ương, việc đánh giá được xác định trên 4 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm.
Cụ thể, công tác chỉ đạo, điều hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: thang điểm tối đa là 10 điểm; kết quả tiết kiệm tổng kinh phí chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương): thang điểm tối đa là 40 điểm; kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị dự toán trực thuộc: thang điểm tối đa là 40 điểm. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: thang điểm tối đa là 10 điểm.
Cũng theo dự thảo Thông tư, việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên đối với ngân sách cấp xã, cấp huyện được xác định trên 3 nội dung với thang điểm tối đa là 100 điểm. Còn việc đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của UBND cấp tỉnh được xác định trên 5 nội dung, cũng với thang điểm tối đa là 100 điểm.
Đơn vị dự toán các cấp tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của đơn vị mình gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp để kiểm tra, thẩm định kết quả tự chấm điểm của đơn vị.
Kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổng hợp vào Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của bộ, cơ quan Trung ương, UBND tỉnh gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ./.
Hoàng Lâm
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phát động cuộc thi báo chí viết về “Nói không với rác thải nhựa”
- ·Pin natri sạc nhanh hơn lithium 10 lần được sản xuất hàng loạt
- ·Vì sao ngày càng nhiều người đi làm thích 'cất xe riêng, đi xe buýt'?
- ·Biến đổi khí hậu: Nước đại dương nóng lên kỷ lục, virus cổ xưa sống dậy
- ·Khởi nghiệp và khẳng định vị thế trên thị trường về mỹ phẩm
- ·Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía
- ·Giáo sư Đại học Harvard gợi ý Việt Nam chú trọng đầu tư hạ tầng số
- ·Cục Đường bộ: Lắp đặt trạm sạc trong bến xe
- ·Bamboo Airways chuẩn bị sẵn sàng trước giờ 'G' tái khai thác mạng bay thương mại
- ·Chỉ số ô nhiễm không khí ở mức bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe?
- ·Lại thêm một hành khách bị xử phạt vì hút thuốc lá trên tàu bay
- ·Dùng AI làm cách mạng nông nghiệp ở Mỹ Latinh
- ·Công nghệ pin nào giúp xe điện Trung Quốc đi được 2.000 km/lần sạc?
- ·Xe điện giá rẻ hơn xe máy, đi 60km/lần sạc
- ·Nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
- ·800 gian hàng tham gia Diễn đàn và triển lãm quốc tế thành phố thông minh châu Á
- ·Pin xe điện hoạt động thế nào?
- ·Pin mới rẻ hơn lithium
- ·Luật Dầu khí sửa đổi: Tạo bước đột phá về thể chế, đưa nguồn tài nguyên dầu khí phục vụ phát triển đ
- ·Tập đoàn Trung Quốc sẽ đầu tư dự án năng lượng tái tạo hơn 1 tỷ USD tại Việt Nam