【keo châu a】Cần truy tố hình sự nếu đối tượng buôn lậu 500 gói thuốc trở lên
Ủy viên Bộ Chính trị,ầntruytốhìnhsựnếuđốitượngbuônlậugóithuốctrởlêkeo châu a Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và sơ kết công tác chống buôn lậu 6 tháng đầu năm 2015.
Tham dự Hội nghị có thành viên Ban chỉ đạo 389 quốc gia, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng kiến nghị cần truy tố hình sự nếu đối tượng buôn lậu 500 gói thuốc lá trở lên. Ảnh minh họa
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm công tác chống buôn lậu đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên, còn tồn tại hạn chế khi tình hình buôn lậu còn nhức nhối thời gian qua. Nhiều địa phương, nhiều ngành còn sơ hở, chưa nhận thức đầy đủ đối với công tác này.
Phó Thủ tướng cho rằng, để công tác này đạt hiệu quả hơn đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; đồng thời các cấp, các ngành và địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác chống buôn lậu; luân chuyển cán bộ chống buôn lậu để hạn chế việc bắt tay với buôn lậu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xây dựng biện pháp nghiệp vụ chống lại việc dung túng, bảo kê cho buôn lậu; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động trên các phương tiện truyền thông về chống buôn lậu trong các tầng lớp nhân dân; tiếp tục cải cách hành chính và môi trường đầu tư nhằm minh bạch hóa, chuyên nghiệp hóa để hạn chế tham nhũng, tiêu cực và nâng cao chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm trong nước để người dân ngày càng tin tưởng sản phẩm của Việt Nam sản xuất.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết kế hoạch cụ thể để triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ thời gian tới đối với các bộ, ngành, địa phương. Về hành lang pháp lý cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về pháp luật, chế độ, chính sách đang bị các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như chính sách ưu đãi đối với hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, chính sách ưu đãi về thuế đối với khu kinh tế cửa khẩu, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, công tác quản lý, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, đất quốc phòng... Đặc biệt, trong kế hoạch này, Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã phân công trách nhiệm theo tuyến, địa bàn, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan chức năng, giao chỉ tiêu đấu tranh, bắt giữ, chịu trách nhiệm nếu có vi phạm xảy ra.
Vẫn theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cần siết chặt đội ngũ các lực lượng chức năng liên quan đến công tác chống buôn lậu. Ngay như lực lượng thuế, hải quan mấy năm qua đã xử lý nghiêm khắc hàng trăm cán bộ vi phạm kỷ luật, có nhiều trường hợp phải truy tố hình sự, loại khỏi ngành...
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tình hình buôn lậu có giảm so với cùng kỳ nhưng nổi lên nhiều vấn đề phức tạp như lợi dụng cơ chế quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa các đối tượng chọn luồng thông quan. Một trong những vấn đề bức xúc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là buôn lậu thuốc lá ngoại được vận chuyển vào thành phố bằng xe mô tô, ô tô với thủ đoạn tinh vi như thay đổi cung đường, thay đổi kết cấu phương tiện, đóng giả là sinh viên để vận chuyển hàng lậu... “Cần truy tố hình sự nếu đối tượng buôn lậu 500 gói thuốc trở lên, thay vì 1.500 gói thuốc mới xử lý hình sự như quy định hiện nay”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng kiến nghị.
Trong 6 tháng qua, các lực lượng đã thanh kiểm tra hơn 33 ngàn vụ, phát hiện vi phạm hơn 22.000 vụ, qua đó đã thu tiền phạt và thu nộp ngân sách là hơn 1.500 tỷ đồng, khởi tố 76 vụ án, tiếp tục hoàn tất khởi tố các vụ án khác trên tinh thần xử lý nghiêm.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn thành phố đã bắt giữ, tịch thu, tiêu hủy và xử phạt hàng hóa buôn lậu với tổng số tiền lên tới 1.057 tỷ đồng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vì sao CTCP Damsan bị xử phạt 70 triệu đồng?
- ·Tuyển Việt Nam còn rối thật hay ông Kim Sang Sik giấu bài?
- ·Hàng của doanh nghiệp chế xuất thanh lý vào nội địa hoàn thuế ra sao?
- ·Tập huấn trị giá hải quan cho doanh nghiệp châu Âu
- ·Từ vụ việc Công ty Asanzo: Cần có quy định cụ thể về 'hàng Việt Nam' hay 'made in Việt Nam'
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 12/12
- ·Kiến nghị truy thu gần 150 tỷ đồng từ thanh, kiểm tra
- ·MU thua thảm Nottingham Forest: Bóng ma Ruben Amorim
- ·Siết mua sắm công: Tiết kiệm 30 nghìn tỷ đồng/năm
- ·Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng ở Yên Bái
- ·'Tiểu đệ' Hyundai Palisade ra mắt, giá chỉ 218 triệu đồng
- ·Kết quả bóng đá Juventus 2
- ·Phú Thọ: Nâng cao kiến thức về vật liệu nổ công nghiệp
- ·Xe cấp nước cho máy bay thuộc nhóm 87.05
- ·Hình mẫu quy hoạch siêu khối xuất hiện tại Nam Phú Quốc
- ·Kết quả bóng đá Arsenal 2
- ·Thái Nguyên: Tập huấn, đối thoại về thuế cho 900 doanh nghiệp
- ·Video bàn thắng Myanmar 0
- ·Trung Quốc hủy mua, lô hàng thịt heo 'khủng' của Mỹ có tràn vào Việt Nam?
- ·Lịch thi đấu Cup C1 hôm nay 11/12