【bdkqy】Đề xuất cấp thu nhập tạm thời cho gần 3 tỷ người nghèo nhất
Trong báo cáo "Thu nhập cơ bản tạm thời: Bảo vệ người nghèo và dễ bị tổn thương tại các nước đang phát triển" công bố ngày 23/7, UNDP ước tính sẽ cần 199 tỷ USD mỗi tháng để cấp thu nhập cơ bản tạm thời cho 2,7 tỷ người đang sống dưới hoặc gần mức chuẩn nghèo tại 132 nước đang phát triển.
Báo cáo của UNDP, được thực hiện dựa trên đánh giá tác động kinh tế-xã hội của dịch COVID-19 tại hơn 60 quốc gia trong vài tháng gần đây, đưa ra bằng chứng cho thấy người lao động không có bảo hiểm xã hội không thể ở nhà nếu không được cấp một khoản thu nhập.
Rất nhiều người trong số này là những đối tượng chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch như lao động tự do, phụ nữ có lương thấp, thanh niên, người khuyết tật, người di cư và tị nạn.
UNDP cho rằng, việc cấp thu nhập tạm thời cho người nghèo là khả thi và rất cần thiết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan nhanh với 1,6 triệu ca mắc mới mỗi tuần, đặc biệt tại các nước đang phát triển nơi mà cứ 10 người lao động thì có bảy người là lao động tự do và không có thu nhập nếu phải ở nhà.
Một khoản thu nhập cơ bản tạm thời sẽ giúp những người này mua thực phẩm và trả các chi phí y tế và giáo dục. Báo cáo cho rằng biện pháp này hoàn toàn khả thi về mặt tài chính đối với chính phủ các nước, theo đó việc cấp thu nhập cơ bản trong thời hạn sáu tháng sẽ chỉ chiếm 12% tổng chi phí ứng phó dịch COVID-19 trong năm 2020, hay tương đương 1/3 tổng dư nợ nước ngoài phải trả của các nước đang phát triển trong năm nay.
Báo cáo gợi ý các quốc gia có thể chi trả khoản thu nhập cơ bản tạm thời này bằng cách chuyển mục đích sử dụng khoản ngân sách dùng để trả nợ trong năm 2020. Theo số liệu chính thức, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ chi 3.100 tỷ USD để trả nợ trong năm nay.
UNDP cho rằng, việc tạm hoãn nợ cho tất cả các nước đang phát triển sẽ giúp các quốc gia sử dụng khoản tiền trả nợ này để thực hiện các biện pháp khẩn cấp ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dại dịch gây ra.
Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner cho rằng, các kế hoạch cứu trợ và phục hồi không thể chỉ tập trung vào các nền kinh tế lớn và doanh nghiệp lớn, nhấn mạnh khoản thu nhập cơ bản tạm thời có thể là "phao cứu sinh" tài chính của chính phủ các nước dành cho người dân chịu tác động của lệnh phong tỏa.
Biện pháp này cũng giúp bơm tiền mặt vào nền kinh tế các nước để hỗ trợ các các doanh nghiệp nhỏ vượt qua khủng hoảng trong khi làm chậm tốc độ lây lan của đại dịch.
Đại dịch COVID-19 đã khiến bất bình đẳng tại các quốc gia và trên toàn cầu thêm trầm trọng, đồng thời tạo thêm những cách biệt mới gây tác động nặng nề tới những nhóm người dễ bị tổn thương nhất.
Với trên 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm nay, 1,4 tỷ trẻ em bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, UNDP dự báo trong năm nay chỉ số phát triển con người trên toàn cầu lần đầu tiên sẽ suy giảm kể từ khi khái niệm này được giới thiệu./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt lợn
- ·Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong
- ·Giá xăng giảm 500 đồng/lít
- ·Gas tiếp tục giảm giá từ hôm nay 1/5
- ·'Lộ diện' 3 nhà khoa học được đề xuất trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019
- ·Hớn Quản thu ngân sách ước đạt 75% dự toán tỉnh giao
- ·Phước Long chấn chỉnh công tác quản lý đô thị
- ·Ngày 1
- ·Bộ Công thương lên tiếng về việc thương lái Trung Quốc ‘thao túng’ thị trường hồ tiêu
- ·Hớn Quản đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
- ·Cô gái gây tranh cãi vì thân hình 'cò hương' 25 kg
- ·Tạo nguồn phát triển đảng ở cơ sở
- ·Khá lên từ vốn Quỹ hỗ trợ nông dân
- ·Đơn giản hóa thủ tục vay vốn hỗ trợ nhà ở
- ·Đà Nẵng tạm dừng hoạt động quán ăn bán online, bán mang đi: Sở Công thương lên tiếng
- ·Chi bộ “10 điểm”
- ·Mạng xã hội “đe” báo chính thống
- ·Chính sách phát triển DN trong các năm tới
- ·Hà Nội: Rà soát toàn bộ các cửa hàng cầm đồ, cho vay tài chính
- ·Công ty New Apparel Far Eastern thực hiện tốt pháp luật lao động