【verona vs torino】Chủ động đối phó với áp lực tăng giá
Cơ quan quản lý giá đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, có phương án điều hành giá phù hợp, tránh làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Chỉ số giá hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2016 tăng 0,33% so với tháng 3/2016. Mức tăng này tuy thấp hơn mức tăng CPI tháng 2/2016 (0,42%) và tháng 3/2016 (0,57%) nhưng vẫn là mức tăng cao so với các tháng cuối năm 2015.
Trong đó, CPI tháng 4/2016 tăng ở 8 nhóm, nhưng chủ yếu ở nhóm giao thông (1,73%); nhà ở và vật liệu xây dựng (0,71%); thuốc và dịch vụ y tế (0,45%). Các nhóm này tăng do tác động của 2 đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 21/3 và ngày 5/4; nhu cầu về xây dựng tăng và việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu, giá phôi thép tăng khiến giá thép tăng. Bên cạnh đó, một số tỉnh trong tháng này mới điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh. Các nhóm khác ổn định hoặc tăng nhẹ từ 0,01 – 0,17%.
Lạm phát cơ bản theo thước đo CPI (sau khi loại trừ lương thực - thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 4/2016 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,76% so với cùng kỳ; 4 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,76%.
Qua theo dõi của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), diễn biến giá cả một số mặt hàng thiết yếu tại thị trường trong nước từ ngày 1 đến 25/4/2016 cho thấy, xu hướng biến động tăng giảm tùy mặt hàng.
Các mặt hàng có giá ổn định hoặc giảm nhẹ như thóc gạo tại miền Nam, thực phẩm rau củ quả, thịt bò, thịt gia cầm, phân bón, muối, thức ăn chăn nuôi. Các mặt hàng có biến động tăng giá như: Thóc gạo tại miền Bắc, một số loại thủy hải sản, đường, xăng dầu, LPG, thép. Ngoài ra, trong tháng 4, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng được một số tỉnh điều chỉnh tăng theo lộ trình như tỉnh Quảng Ninh tăng 0,6%, TP. Hồ Chí Minh tăng 1,73%.
Cân nhắc mức độ, thời điểm điều chỉnh giá
Dự báo tháng 5/2016, cơ quan quản lý giá cho biết, theo quy luật hàng năm, một số yếu tố dự báo sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá như thời tiết chuyển mùa nóng cùng với việc trong tháng có kỳ nghỉ lễ dài 30/4 -1/5 khiến nhu cầu một số hàng hoá, dịch vụ như đồ uống, may mặc và giầy dép, thiết bị đồ dùng gia đình, điện, nước sạch sinh hoạt, dịch vụ du lịch, dịch vụ giao thông công cộng... dự kiến tăng, từ đó gây sức ép tăng giá đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ này.
Ngoài ra, do bị ảnh hưởng kéo dài từ thời tiết khô hạn và tình hình xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể gây tác động về tâm lý đến giá thóc gạo trong nước. Giá thế giới một số nhiên liệu, chất đốt như xăng dầu, LPG... đang có xu hướng hồi phục trở lại cũng gây áp lực tăng giá lên các mặt hàng này tại thị trường trong nước qua kênh nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong nước, cân đối cung - cầu của đa số các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu trên thị trường tiếp tục được giữ vững. Đồng thời, việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá của các bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động đột biến trong tháng tới.
Để bình ổn thị trường giá cả, Cục Quản lý giá đề nghị các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả nhất là các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các mặt hàng thiết yếu bị ảnh hưởng bất lợi tới nguồn cung để có phương án điều hành giá phù hợp. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ hoạt động kê khai giá của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công..
Việc điều hành giá năng lượng và các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2016, trong đó chú trọng đánh giá tác động và cân nhắc mức độ, thời điểm điều chỉnh thích hợp để tránh gây tác động đột biến tới mặt bằng giá cả.
Theo cơ quan quản lý giá, giá dịch vụ y tế hiện đã thực hiện điều chỉnh được bước 1, nhìn chung không tác động lớn đến kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. CPI tháng 3 tăng 0,57%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 24,34%; CPI tháng 4 tăng 0,33%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%. Người bệnh chỉ phải trả thêm phần chi phí đồng chi trả của phần giá tăng thêm (cao nhất là 20% của phần giá tăng thêm); Quỹ Bảo hiểm y tế vẫn bảo đảm cân đối. |
Hoàng Lâm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bỏ nhà đi vì mẹ phản đối tình đầu
- ·Phát huy lợi thế cảng cạn, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa
- ·Đà Nẵng tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid
- ·Quảng Ngãi: Lựa chọn nhà đầu tư cho dự án khu dân cư gần 1.700 tỷ đồng
- ·Hơn 10 triệu đồng đến với em Nguyễn Tiến Anh nạn nhân trong vụ cháy ở huyện Hoài Đức
- ·Ðề nghị xem xét được thanh toán bảo hiểm y tế
- ·TP.Bến Cát: Khẩn trương chỉnh trang các khu, điểm nhà ở tự phát
- ·Hội Nông dân huyện Bắc Tân Uyên: Tổ chức tham quan mô hình sản xuất
- ·Doanh nghiệp có được tự ý chấm dứt hợp đồng với công nhân?
- ·Lần đầu tiên tỉnh Sóc Trăng có Phó Chủ tịch UBND tỉnh là nữ
- ·Nghĩa vụ trả nợ thay người đã mất
- ·Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Thắt chặt quan hệ với các đối tác
- ·Bão số 12 không ảnh hưởng tới lưới điện 500/220 kV
- ·TP.Dĩ An: Chuẩn bị triển khai dự án nhà ở xã hội 2.500 căn hộ
- ·Sợ phải “gần chồng” tôi chỉ muốn bỏ nhà ra đi
- ·Nam Long ra mắt bộ sưu tập dinh thự ven sông, ven kênh đắt giá nhất Waterpoint
- ·Xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên: Hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định
- ·Giao dịch thuê của thị trường bất động sản bán lẻ tăng nhờ thương hiệu nước ngoài
- ·Thủ tướng: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu
- ·Hàn Quốc mở Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng