【soi kèo 888】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cần sự quyết tâm chỉ đạo để đảm bảo tỷ lệ nợ công, bội chi
Giải ngân vốn đầu tư chỉ trong 1 ngày khi có đủ hồ sơ
Tại Hội nghị sáng 5/7,ộtrưởngĐinhTiếnDũngCầnsựquyếttâmchỉđạođểđảmbảotỷlệnợcôngbộsoi kèo 888 thay mặt toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến phát biểu, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội nghị và xin hứa sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan, quán triệt, cụ thể hóa các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng bằng các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.
Báo cáo cụ thể hơn về một số vấn đề đã được nêu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, tập trung phấn đấu thực hiện nghiêm, đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong điều hành vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng đã nêu.
Đó là, do tăng trưởng kinh tế chậm nên tiến độ thu NSNN 6 tháng đạt thấp, đặc biệt là thu ngân sách trung ương (mới đạt 41,5% dự toán). Công tác quản lý thu NSNN ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa quyết liệt, chưa theo sát tình hình thực tiễn.
Giải ngân vốn đầu tư XDCB còn chậm, gây ách tắc nguồn vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, trước khâu giải ngân là một loạt công việc phải tiến hành theo trình tự gồm giao vốn, thực hiện các thủ tục đầu tư, phê duyệt... Tình trạng chậm triển khai giao vốn diễn ra đã lâu, tính đến thời điểm này mới giao được hơn 10% dự toán trong tổng số 50.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), do đó rất khó giải ngân hết từ nay đến cuối năm.
“Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp trong giải ngân. Chúng tôi cam kết cứ có đủ hồ sơ hậu kiểm thì trong 1 ngày là giải ngân hết, không cần đến 3 – 5 ngày như Nghị quyết 60 đã nêu”, Bộ trưởng khẳng định. Tuy nhiên, để đẩy nhanh giải ngân, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiến nghị cần tập trung chỉ đạo tháo gỡ nút thắt về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là sửa Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng như Bộ Tài chính đã nhiều lần kiến nghị từ một năm nay, bởi lâu nay các vướng mắc chủ yếu là về thủ tục.
Trong khi đó, việc phân bổ, sử dụng vốn vay cũng còn dàn trải, hiệu quả đầu tư một số chương trình, dự án thấp. Luật Đầu tư công dù được triển khai vẫn còn tình trạng dàn trải, nguyên tắc phân bổ là thu hồi vốn ứng trước, giải quyết nợ đọng, nhưng vẫn chưa xử lý được hết, bố trí vốn vẫn còn bất cập.
Khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN
Trong 6 tháng còn lại của năm 2017, dự báo tình hình kinh tế - xã hội có thể sẽ khá lên, song tình hình thời tiết, biến đổi khí hậu có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tình hình tài chính ngân sách. Để phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2017, trên tinh thần chỉ đạo, điều hành năm 2017 của Chính phủ là "tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững", Bộ trưởng đề nghị ngành Tài chính tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Đó là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, đảm bảo số lượng, chất lượng, thời hạn; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - NSNN. Trong đó, cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN năm 2015; các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, dự toán NSNN năm 2017, phân bổ NSTW năm 2017.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN), người dân, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển DN, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để cải cách thủ tục hành chính đi vào thực tiễn, tạo thuận lợi cho DN và người nộp thuế theo các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
“Nghị quyết 19 năm 2017 được ban hành, sau 9 ngày Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch, phê duyệt 47 nhiệm vụ, 175 thủ tục đầu ra, hàng tháng kiểm tra giám sát, có tiến độ, lộ trình, các Nghị quyết khác cũng tiến hành tương tự”, Bộ trưởng cho biết thêm.
Không giao vốn sớm, đề nghị cắt giảm nguồn vốn TPCP
Đối với điều hành ngân sách, Bộ trưởng yêu cầu tổ chức điều hành dự toán NSNN năm 2017 tích cực, chủ động, chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách; tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thuế, thu hồi tiền nợ đọng thuế; quyết tâm thu vượt dự toán Quốc hội quyết định, đảm bảo cân đối NSTW; kiên quyết cắt giảm những khoản chi không cần thiết, chậm triển khai; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; giữ bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội đã quyết định, kể cả số tuyệt đối và số tương đối; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để giảm bội chi NSNN.
Để đảm bảo nhiệm vụ này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề xuất nếu nguồn vốn TPCP 50.000 tỷ đồng không được giao hết, đề nghị Chính phủ cắt giảm luôn, không để tình trạng giao muộn vào cuối năm và kéo dài sang năm sau.
“Năm nào không làm được thì cắt ngay, như vậy mới đảm bảo bội chi, nợ công trong điều kiện giá trị GDP khó có thể đảm bảo kế hoạch 5,1 triệu tỷ đồng. Nếu không, tỷ lệ bội chi sẽ cao lên. Chúng tôi rất cần sự chỉ đạo quyết tâm của Chính phủ trong vấn đề này, không để dồn trách nhiệm vào Bộ Tài chính. Nếu không quản lý chặt bội chi, nợ công, để các tỷ lệ này đội lên thì không chỉ khó khăn trong điều hành tài chính ngân sách mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia với các tổ chức quốc tế”, Bộ trưởng Bộ Tài chính thẳng thắn đề nghị.
Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo trong giới hạn cho phép. Theo Bộ trưởng, Bộ Tài chính đảm bảo các giới hạn đặt ra, nhưng việc sử dụng hiệu quả vốn vay hay không phụ thuộc rất nhiều khâu, nhiều cơ quan, đơn vị. Do đó, cần làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc không chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN. Thực hiện đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động lên nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn trước khi thực hiện các khoản vay mới. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng bền vững, tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài và giảm dần lãi suất phát hành TPCP.
Hoàn thiện thể chế về tái cấu trúc DNNN
Đối với nhiệm vụ đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, thu đủ 60 nghìn tỷ đồng tiền bán bớt phần vốn nhà nước tại DN. Tiển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển đồng bộ thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, hoạt động đặt cược, casino, trò chơi có thưởng.
Trong lĩnh vực này, Bộ trưởng cho biết, với trách nhiệm hoàn thiện thể chế, Bộ đã trình Chính phủ sửa Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Theo Quyết định 58 năm 2016 về tiêu chí phân loại, sắp xếp DNNN, trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp, giải trình đã được chuyển giao về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đang chậm trễ ở khâu này.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu tập trung các nhiệm vụ: Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công. Tập trung hoàn thiện, ban hành các danh mục sự nghiệp công sử dụng NSNN; quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các dịch vụ sự nghiệp công lập do Nhà nước quản lý.
Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, quản lý tốt giá cả, thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, nhà nước còn định giá, bình ổn giá.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để đề xuất các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho phát triển.
Triển khai quyết liệt, có chất lượng công tác xây dựng dự toán NSNN năm 2018 và kế hoạch tài chính 3 năm 2018-2020 theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của ngành; kiểm tra nội bộ trong toàn ngành để đánh giá việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến quy trình, thủ tục, giải quyết hồ sơ hành chính đối với cá nhân, DN; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu đơn vị./.
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ban bồi thường GPMB 'găm' tiền trong ngân hàng?
- ·Trường đại học Sư phạm và Ngoại ngữ cho sinh viên đi học trở lại
- ·Du học sinh tại Hàn Quốc căng thẳng trong 3 ngày dịch bùng phát
- ·“Huế đã cho tôi môi trường & cơ hội”
- ·Tố người yêu bạn cặp bồ cũng phạm luật
- ·Mỹ dùng hệ thống pháo phản lực HIMARS bắn kẹo cho trẻ em dịp Halloween
- ·Sẽ cân nhắc kỹ lưỡng việc sử dụng các nguồn lực tài chính để xử lý nợ xấu
- ·Nga phá hủy lượng lớn xe tăng ở Kherson, Ukraine nói Iris
- ·Tết vui với cả nhà khi Trà My khỏe mạnh
- ·Italia đóng băng viện trợ vũ khí cho Ukraine
- ·Chuyện dài osin ngày đầu năm mới
- ·Hoàn thiện pháp lý để chống trốn thuế trong hoạt động mua bán DN
- ·Giữ nguyên mức thu học phí cơ sở giáo dục công lập năm học 2020
- ·Giải mã cơ quan tình báo lớn nhất của Mỹ
- ·Cụ già 84 tuổi chăm hai con tâm thần
- ·Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt chuyên gia nước ngoài
- ·Nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng trở lại mặt bằng cao
- ·Citi Việt Nam được cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho lĩnh vực xây dựng
- ·Chồng thoái hóa khớp, vợ ung thư, cầu cứu để con được đi học
- ·Nhân chứng thảm kịch Itaewon: 'Điều tồi tệ chắc chắn sẽ xảy ra'