【trận monterrey】Doanh nghiệp thuỷ sản vẫn "khó" khâu kiểm dịch, mong mau gỡ "thẻ vàng"
Thủy sản đi Mỹ,khótrận monterrey EU, Nga tăng cao, sụt giảm tại Trung Quốc | |
Xuất khẩu thuỷ sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD |
Các doanh nghiệp thuỷ sản đang rất quan tâm đến vấn đề tháo gỡ khó khăn trong kiểm dịch thuỷ sản. Ảnh: T.H |
Phát biểu tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT với đại diện các hiệp hội, ngành hàng ngày 7/7/2021, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù ngành thủy sản đạt được nhiều kết quả tích cực trong nửa đầu năm nay nhưng có không ít khó khăn, bất cập, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Cụ thể là chi phí sản xuất, vận chuyển tăng cao khiến các doanh nghiệp trong ngành phải gồng mình thực hiện mục tiêu kép.
Cộng đồng doanh nghiệp thủy sản có các nhóm ngành hàng khác nhau nhưng nguyện vọng chung nhất là muốn được Chính phủ, Bộ NN&PTNT quan tâm để nhóm người lao động làm việc trong các nhà máy chế biến của ngành thủy sản được tiêm vắc xin kịp thời.
Đối với nhóm hàng khai thác từ biển, mong muốn là Chính phủ, Bộ NN&PTNT tiếp tục cho cộng đồng doanh nghiệp ngành thủy sản đồng hành tháo gỡ “thẻ vàng” chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Theo ông Nam, ngoài nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để gỡ "thẻ vàng" cần khơi thông xuất khẩu ở thị trường này. Có một thực tế là, xuất khẩu thủy sản khai thác đang rất tốt ở thị trường khác nhưng lại có xu hướng giảm ở EU.
Với thị trường EU, ông Nam thông tin thêm, một số quy định của EU khiến việc xuất khẩu cồi sò điệp của Bình Thuận đang gặp khó khăn do chưa kiểm tra khảo nghiệm xuất khẩu.
"Đã mất hơn 2 năm doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất khẩu cồi sò điệp sang EU. Chúng tôi kiến nghị Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản xúc tiến nhanh để cồi sò điệp của Bình Thuận có thể xuất khẩu sang EU vào dịp Noel tới", ông Nam nói.
Ngoài các vấn đề nêu trên, ông Nam đặc biệt nhấn mạnh thêm: “Qua rà soát văn bản liên quan đến kiểm tra nhập khẩu, doanh nghiệp kiến nghị các sản phẩm chế biến làm thực phẩm cho người thì áp dụng kiểm tra an toàn thực phẩm chứ không phải áp dụng kiểm dịch như hiện nay".
Trước đó theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Hải quan, khi góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, VASEP đã khẳng định thống nhất việc mỗi sản phẩm có mã HS sẽ thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành bởi quy định của Luật nào (Thú y, An toàn thực phẩm hay Chất lượng hàng hoá) trong phạm vi hàng hoá quản lý bởi ngành NN&PTNT.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật-sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp.
Vì thế, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật-sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh.
Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.
Ngoài các nội dung nêu trên, ông Nam cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm triển khai đánh số vùng nuôi thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, kiểm soát toàn bộ vật tư đầu vào.
Bà Vũ Thị Mai Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện, Vụ Pháp chế đang xem xét sửa đổi một số văn bản trong lĩnh vực thủy sản như: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở; Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản...
Trước kiến nghị của VASEP, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Cục Thú y nghiên cứu, xem xét và giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, nhất là quy định kiểm dịch hay kiểm tra an toàn thực phẩm với tinh thần không làm khó doanh nghiệp.
"Chúng ta không chỉ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp mà còn sửa đổi cả thái độ làm việc", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·8 loại khoáng sản được Bộ Xây dựng đưa vào danh sách cấm xuất khẩu
- ·Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường phải khắc phục được những hạn chế, bất cập
- ·Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Báo cáo đánh giá đầu tư sai sẽ bị phạt
- ·Xử lý hơn 100 cửa hàng xăng dầu ngừng bán
- ·Tín hiệu tích cực từ giá điều như dự báo
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Hoa Kỳ tặng 20.000 bộ trang phục bảo hộ chống dịch
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·8 tháng đầu năm, hơn 46.000 doanh nghiệp mới được thành lập
- ·Mong đồng bào các tôn giáo tiếp tục đồng hành cùng tỉnh
- ·Chăn nuôi đại gia súc vẫn chỉ là tiềm năng
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·71% người Việt yêu chuộng và sử dụng hàng Việt
- ·Gần 2.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản ở Sơn La
- ·Thiết thực ngày hội toàn dân
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Tuyên truyền biển đảo cho cán bộ Đoàn toàn quốc