【xem bóng đá trực tuyến.】Một con chim bồ câu giá gần 2 triệu USD
Một con chim bồ câu giá gần 2 triệu USD - Vén màn bí ẩn phía sau thú chơi xa xỉ của giới siêu giàu Trung Quốc
Ngành công nghiệp đua chim bồ câu đã tăng lên một tầm cao mới sau khi một con chim bồ câu vừa được bán đấu giá với mức giá kỷ lục 1,9 triệu USD.
Một con chim bồ câu đuacó tên gọi "New Kim" đã được bán với giá 1,9 triệu USD hôm Chủ nhật (15/11) vừa qua, sau cuộc đấu giá kéo dài hai tuần tại trung tâm chim bồ câu Pipa của Bỉ. Theo AP, giá khởi điểm của con chim bồ câu này là 200 euro, khoảng 236 USD.
Kurt Van de Wouwer, một thành viên của gia đình chăn nuôi sở hữu New Kim, nói: "Điều duy nhất tôi có thể chia sẻ là chúng tôi hoàn toàn bị sốc."
Niels Cuelenaere, một giám đốc dự án tại Pipa, chia sẻ rằng thực tế Van De Wouwer từ lâu "đã rất nổi tiếng trong môn thể thao đua chim bồ câu, đặc biệt là với những người ở Trung Quốc". Thật vậy, cuộc đấu giá New Kim đã được thực hiện bởi hai nhà thầu giấu tên của Trung Quốc. Theo AP, "Super Duper" và "Hitman" là hai người đã tăng giá của New Kim lên 325.000 USD chỉ trong nửa giờ đấu giá.
Super Duper cuối cùng đã mua được con chim mái New Kim này, đồng thời con vật được cho là sẽ được sử dụng để lai tạo thêm nhiều con non để cung ứng cho thị trường chim bồ câu đuavốn đã trở nên khá phổ biến với giới siêu giàu ở Trung Quốc.
Cuelenaere xác nhận rằng Super Duper cũng chính là đại diện Trung Quốc đã lập kỷ lục mua chim bồ câu ở hội đấu giá trước đó. Con chim được mua là Armando, với giá 1,4 triệu USD vào năm 2019. Ông nói Pipa tin rằng nhân vật hoặc đơn vị đứng sau sẽ lai tạo hai con chim bồ câu với nhau, tạo ra một cặp đôi chim bồ câu quyền lực. Nên biết rằng New Kim chỉ mới bắt đầu đua vào năm 2018, theo Reuters, và được 2 tuổi.
Ông cũng cho biết toàn bộ đàn chim bồ câu ở hội đấu giá này sẽ được bán với giá khoảng 9,5 triệu euro, trung bình mỗi con chim có giá khoảng 21.000 euro - gần 25.000 USD.
"Kỳ vọng là hoàn toàn cao, nhưng tôi tin rằng tất cả mọi người tham gia sẽ thực sự ngạc nhiên với số tiền được trả trong cuộc đấu giá này", Cuelenaere nói.
Cuộc đua giữa những người giàu Trung Quốc
Đua chim bồ câulần đầu tiên xuất hiện như một môn thể thao của tầng lớp lao động sau Thế chiến thứ nhất. Trong chiến tranh, chim bồ câu đã giúp vận chuyển các thông điệp khẩn cấp (và thậm chí cả thuốc men). Sau chiến tranh, các cuộc đua của loài vật trở thành một hoạt động giải trí hợp túi tiền.
Môn thể thao này đã dần trở nên phổ biến và nổi tiếng ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Những người tham gia đấu giá đã chi hàng triệu USD cho những con chim (chủ yếu đến từ Bỉ, nơi có các nhà lai tạo chuyên về chim bồ câu qua nhiều thế hệ) và số tiền giải thưởng cuộc đua có thể lên đến hàng triệu USD - một con số mà Cuelenaere đã xác nhận. Những con chim cũng đã trở thành một cái gì đó của một biểu tượng địa vị cho những người sở hữu.
Sun Yan - phó tổng thư ký Hiệp hội đua chim bồ câu quận Trường Bình, thành phố Bắc Kinh - chia sẻ với CNN vào tháng 4/2019 rằng Trung Quốc đã trở thành địa điểm "nóng" nhất cho các cuộc đua chim bồ câu. Ông nói rằng chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có khoảng 100.000 người nuôi chim bồ câu.
"Các cuộc đua chim bồ câu ở Bắc Kinh là những cuộc đua chuyên nghiệp nhất ở Trung Quốc", Sun chia sẻ. Ông nói thêm rằng, trong khi châu Âu là "nơi sinh ra" bộ môn thể thao hiện đại này thì Trung Quốc đã biến nó trở thành môn thể thao hấp dẫn nhất, cũng như khiến nhiều người đổ tiền vào nhất. "Và khi tiền bạc được đổ vào, không gì là không thể".
"Trung Quốc hiện có khoảng 1 triệu người 'yêu thích chim bồ câu'", theo Cuelenaere nói, "và số lượng này không ngừng tăng lên". Lý giải sức hấp dẫn của môn thể thao này ở Trung Quốc, ông cho rằng đó là tính cạnh tranh trong cuộc đua và cơ hội cho các tay cờ bạc.
Theo CNN, những chủ sở hữu chim bồ câu giàu có sẽ nhập càng nhiều chim càng tốt để tham gia một cuộc đua, khiến họ có nhiều khả năng giành được giải thưởng hơn. Môn thể thao này cũng đã có các bê bối gian lận của riêng nó, như việc từng có hai người chơi từng bị phát hiện đã giấu chim bồ câu trong hộp sữa và đưa chúng lên tàu cao tốc để giành chiến thắng trong một cuộc đua.
Và, việc bán New Kim đã đánh dấu một dốc mốc mới cho ngành công nghiệp đua chim bồ câu này.
"Số tiền cao trả cho những con chim bồ câu này sẽ chỉ làm tăng giá môn thể thao đua chim bồ câu", Cuelenaere nói và so sánh nó như sự chuyển nhượng của thị trường bóng đá, vốn định giá các cầu thủ lên tới hàng chục triệu USD.
Mặc dù New Kim có thể đã thiết lập kỷ lục ngày hôm nay, nhưng có thể có những con chim giá trị hơn nữa sẽ xuất hiện.
"Một mốc cao đã được thiết lập ngày hôm nay bởi cuộc đấu giánày, nhưng chừng nào xu hướng này vẫn tiếp tục, thì đủ để nói rằng chúng ta sẽ không thấy dấu chấm hết cho việc các kỷ lục bị phá vỡ sớm", Cuelenaere cho biết. "Người Trung Quốc sẽ tiếp tục quay lại Bỉ và các nước lân cận để tìm những con chim bồ câu có giá trị nhất."
- ·Ước mơ dang dở của chàng sinh viên nghèo
- ·BHXH tự nguyện: Đầu tư nhỏ cho tuổi già an nhàn
- ·Những người tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng
- ·Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 3
- ·Mặt trời hồng lên từ đảo
- ·Phát quang thông tuyến đường biên giới
- ·Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cái Nước lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015
- ·Hơn 140 triệu đồng hỗ trợ gia đình bị hỏa hoạn tại Minh Hưng
- ·Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng
- ·Điện tăng giá, doanh nghiệp và người dân thêm khó khăn
- ·Cái bóng quá khứ quá lớn để em bước tiếp...
- ·Thông báo treo cờ Tổ quốc và nghỉ lễ Quốc khánh 2
- ·Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2015: Quyết liệt trên từng tiêu chí
- ·Sôi nổi các phong trào thi đua yêu nước
- ·Sững sờ thấy chồng nhắn 'em yêu ngủ ngon' cho nhân viên
- ·Mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ: Vừa khai thác, vừa tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
- ·Nghề vá lưới
- ·Tấm lòng thầy tổng phụ trách Đội
- ·34 triệu đồng đến với cậu bé “mồ côi” cha
- ·Tăng cường quản lý giá cước vận tải