【nhận định hull city】Chủ tịch Quốc hội: Nên để Thủ tướng phê duyệt toàn bộ hợp đồng dầu khí
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu của việc phê duyệt hợp đồng dầu khí là phải rõ ràng,ủtịchQuốchộiNênđểThủtướngphêduyệttoànbộhợpđồngdầukhínhận định hull city rành mạch về thẩm quyền.
Tiếp tục phiên họp thứ 14, sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. |
Đây là dự thảo luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế(cơ quan chủ trì thẩm tra) Vũ Hồng Thanh cho biết trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban đã chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.
Đến nay, nhiều vấn đề đã thống nhất, như tên gọi, phạm vi điều chỉnh, điều tra cơ bản về dầu khí..., còn hai vấn đề ý kiến vẫn khác nhau, trong đó có phê duyệt hợp đồng dầu khí (Điều 24).
Theo đó, một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa theo hướng Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí, giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung chi tiết hoạt động dầu khí gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Ý kiến khác nhất trí quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ hợp đồng dầu khí.
Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất với loại ý kiến thứ nhất theo hướng: quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung chính của hợp đồng dầu khí; phân cấp, giao thẩm quyền cho Bộ Công thương phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký kết và quản lý hợp đồng dầu khí (Phương án 1 khoản 1 Điều 24 ).
Bộ trưởng Bộ Công thương kiên trì với phương án 2, theo hướng giữ quy định như Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3. Quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu của việc phê duyệt hợp đồng dầu khí là phải rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền.
"Tôi thấy phương án 1 là chưa rõ, chưa rành mạch trách nhiệm Thủ tướng và Bộ trưởng Công thương.
Một việc mà 2 chủ thể phê duyệt. Thủ tướng phê duyệt khung, Bộ Công thương lại phê duyệt bước thứ 2. Thế sau này có chuyện gì ai chịu trách nhiệm?", ông Vương Đình Huệ băn khoăn.
Quy định như phương án 1, theo Chủ tịch Quốc hội có thể kéo dài thời gian phê duyệt. Chưa kể nhiều đại biểu đã nói hợp đồng dầu khí rất quan trọng với nhà nước, nhà đầu tưdầu khí, quyền nghĩa vụ các bên trong thăm dò, khai thác, có tính chất rất dài hạn, 20 - 30 năm. Trong quá trình đó tranh chấp hợp đồng, rủi ro trong hợp đồng phát sinh nhiều.
"Tôi thấy, nên chăng Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ hợp đồng. Còn nếu phân cấp thì quy định trong luật nguyên tắc cơ bản để Bộ trưởng Bộ Công hương phê duyệt", ông Huệ nêu quan điểm.
Cũng đồng ý phương án hai, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, trong hoạt động dầu khí thì hợp đồng là quan trọng nhất, nên để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị giữ phương án 2.
"Tại dự thảo Luật, Chính phủ đã phân cấp nhiều nội dung cho Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chỉ còn một số nội dung rất quan trọng thuộc thẩm quyền phê duyệt/chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ gồm: kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung hợp đồng dầu khí, gia hạn hợp đồng dầu khí trong trường hợp đặc biệt, chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí", ông Diên nói.
Vẫn theo Bộ trưởng, Hợp đồng dầu khí là thoả thuận ràng buộc pháp lý giữa Nhà nước và nhà đầu tư (nhà thầu dầu khí) có thời hạn rất dài (hơn 30 năm), có nhiều nội dung đặc thù liên quan đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, mặt biển... Các điều khoản của hợp đồng dầu khí liên quan mật thiết với nhau, do đó rất khó phân định các điều khoản chính, điều khoản phụ.
"Do vậy, việc quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí là phù hợp thực tiễn hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Bộ Tư pháp thống nhất với quan điểm này của Bộ Công thương", ông Diên phát biểu.
Phát biểu kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị tiếp tục rà soát căn cứ pháp lý, thực tiễn, đánh giá đẩy đủ, toàn diện các tác động, của 2 phương án, xin ý kiến của hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách, các đoàn đại biểu Quốc hội để lựa chọn phương án phê duyệt hợp đồng dầu khí cho phù hợp.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Làm bạn với tình cũ
- ·Nghi án hung thủ giết người phụ nữ rồi treo cổ tự tử ở Đồng Nai
- ·Những trọng án từ chuyện 'gân cổ lời qua tiếng lại'
- ·Bị cáo 66 tuổi ngã quỵ tại tòa: Em ruột đề nghị thay thẩm phán
- ·Khai mạc Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Long An khóa X
- ·VPBank tiếp tục các chương trình ưu đãi doanh nghiệp
- ·Nghệ sỹ 109 tuổi làm triển lãm 'Khoảnh khắc của thời gian'
- ·Phạm Thị Ngọc Quỳnh đăng quang Hoa hậu du lịch Việt Nam 2024
- ·Seaholdings hợp tác cùng nhà thầu Phước Thành xây dựng dự án Destino Centro tại Khu Tây TP.HCM
- ·Đồng Nai: “Cuộc chiến” giành và giữ lao động
- ·Đánh giá chi tiết các mẫu xe đạp đua cực hot tại Thể Thao 365
- ·Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động nhân đạo
- ·Nhiều cơ hội phát triển du lịch MICE ở Đông Nam Bộ
- ·Cựu giám đốc Bệnh viện TP. Thủ Đức phủ nhận cáo trạng, nói bị vu khống
- ·Cải thiện kinh tế nhờ trồng rau màu
- ·Thanh niên ở Bình Dương khống chế bạn gái cũ, nổ súng khi bị can ngăn
- ·Thách thức từ sự bùng nổ du lịch tại Nhật Bản
- ·HDBank tiếp tục ưu đãi lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp
- ·Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường
- ·Tạm giữ 13 đối tượng mang theo hung khí đánh nhau trên đường