【salernitana – frosinone】Tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ lãnh đạo
Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) mới đây,ăngcườngvaitrnugươngcủacnbộlnhđạsalernitana – frosinone Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và thống nhất cao ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Nhiều người cho rằng, việc ban hành quy định này là cần thiết nhằm phát huy vai trò nêu gương của cán bộ lãnh đạo cấp cao.
Ông Nguyễn Văn Mảnh, Bí thư Chi bộ ấp 3, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy:
Tạo cơ sở để cán bộ lãnh đạo cấp cao phát huy vai trò nêu gương
- Để tăng cường vai trò nêu gương trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 101 ngày 7-6-2012 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ chủ chốt, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Qua thời gian thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn có trường hợp cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa thực hiện tốt vai trò nêu gương, thiếu gương mẫu trong lãnh đạo, điều hành công việc cũng như cuộc sống. Thậm chí có trường hợp tha hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức dẫn tới các đại án tham nhũng, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.
Cho nên, việc Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) đã thảo luận và thống nhất cao ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương là rất cần thiết. Trong đó, nêu rõ cán bộ lãnh đạo cấp cao cần thể hiện trách nhiệm nêu gương như thế nào và cần phải làm gì để nêu gương cho cán bộ cấp dưới học hỏi, làm theo.
Tôi thiết nghĩ, trên cơ sở nội dung của quy định sẽ giúp cán bộ lãnh đạo các cấp thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Ông Hồ Chánh Tông, Bí thư Chi bộ ấp Long Lợi, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành:
Nêu gương trước hết là nói đi đôi với làm
- Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chủ động từ chức khi không đủ điều kiện, uy tín hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng... là một trong những điểm nổi bật được Trung ương tập trung thảo luận trong Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Theo tôi, đây là quy định cần thiết để nâng cao trách nhiệm nêu gương và năng lực công tác của cán bộ lãnh đạo cấp cao.
Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên là rất quan trọng và cần thiết. Bởi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có nêu gương thì người dân sẽ nhìn vào đó để học hỏi, làm theo, tạo thành một xã hội tốt đẹp, phát triển. Nếu không…
Theo tôi, việc nêu gương trước hết là nói đi đôi với làm chứ không phải nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo. Nhất là trong công việc phải nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
Tôi tin tưởng Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương sẽ tạo nền tảng để nâng cao hơn nữa vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Ông Đỗ Văn Que, Bí thư Chi bộ ấp Tân Hưng 2, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ:
Cán bộ lãnh đạo nêu gương để cấp dưới học hỏi, noi theo
- Cán bộ lãnh đạo phải làm gương thì cán bộ cấp dưới mới kính trọng, mới toàn tâm toàn ý vì công việc chung…
Song hiện nay, nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu, nói không đi đôi với làm, hứa nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí vi phạm đạo đức, lối sống, làm những việc bất chính… Đây là vấn đề đáng lo cho mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đưa đất nước phát triển nhanh về kinh tế của Đảng ta.
Trung ương nêu ra cụ thể về nội dung, tiêu chuẩn nêu gương đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao là cần thiết, cho thấy quyết tâm nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo cấp Trung ương. Một khi cán bộ lãnh đạo cấp cao phát huy trách nhiệm nêu gương sẽ là tiền đề để đảng viên trong toàn Đảng, cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền các cấp noi theo để thực hiện tốt hơn bổn phận, trách nhiệm và công việc được giao.
Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương: Tất cả cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu chấp hành cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời nghiêm túc thực hiện quy định về: “Những điều đảng viên không được làm”, “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”. Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Quyết đoán, quyết liệt giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; xử lý nhanh, hiệu quả những tình huống khẩn cấp, bất ngờ. Các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đề cao nhân cách, đạo đức trong lãnh đạo, quản lý; thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm… Cán bộ thuộc diện này phải gương mẫu, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận và người thay thế mình; khuyến khích, bảo vệ cán bộ thẳng thắn, trung thực, năng động, sáng tạo, đổi mới. Chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài. Bên cạnh đó, phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập; phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; công tác cán bộ; tham nhũng chính sách; tham vọng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền; “lợi ích nhóm”; tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy quyền; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi… đang gây bức xúc trong dư luận xã hội… |
TRƯỜNG SƠN lược ghi
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020
- ·Việt Nam optimistic about UN Security Council election
- ·Việt Nam treasures relations with US
- ·Prime Minister urges Austrian firms to invest in Việt Nam
- ·Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- ·Việt Nam has the chance to win non
- ·VN, Malaysia target $15 billion in bilateral trade
- ·Vietnamese, Chinese defence ministers hold talks
- ·Loại quả 'chống già' giàu vitamin C hơn cam
- ·Việt Nam asks China to respect its sovereignty over Hoàng Sa, Trường Sa archipelagos
- ·Quảng Ninh: Giải cứu nạn nhân bị tình nhân cũ bắt giữ và tống tiền
- ·VN seeks advice from WB on high
- ·PM calls for stronger relations with Norway
- ·Seventh session of 14th National Assembly begins
- ·Mưa đá, dông lốc tại miền núi phía Bắc: 1 người chết, 14 người bị thương
- ·Việt Nam treasures relations with US
- ·Việt Nam values relationship with Australia: official
- ·VN welcomes SK Group’s investment: PM
- ·Hà Nội đề xuất cho xe chạy chung làn buýt nhanh BRT
- ·PM Phúc welcomes Myanmar President in Hà Nội