会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong dem qua】Chính sách cho nông dân: Đổi tư duy để nâng hiệu quả!

【ket qua bong dem qua】Chính sách cho nông dân: Đổi tư duy để nâng hiệu quả

时间:2025-01-11 07:32:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:651次

chinh sach cho nong dan doi tu duy de nang hieu qua

Chính sách đóng vai trò then chốt làm thay đổi "bộ mặt" của nền nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Internet

Chính sách không phải là đem tiền ra chia

Tại hội thảo “Nhà báo và vấn đề chính sách cho nông dân” do Báo Nông thôn Ngày nay và Câu lạc bộ phong viên nông nghiệp,ínhsáchchonôngdânĐổitưduyđểnânghiệuquảket qua bong dem qua nông dân, nông thôn phối hợp tổ chức ngày 30-6, tại Hà Nội, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng: 30 năm sau đổi mới có 3 giai đoạn chính sách dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trước tiên là giai đoạn chính sách “cởi trói”, trả quyền cho nông dân tự do hóa thương mại. Chính phủ trực tiếp chỉ đạo từ trên xuống dưới, cụ thể tới mức “trồng cây gì, nuôi con gì”.

Giai đoạn thứ hai là chính sách tạo hành lang. Chính phủ không “cầm tay chỉ việc” quá nhiều mà chuyển sang quản lý, giám sát, định hướng giúp người nông dân… Đây là điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, giúp nông nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường thế giới. Ở thời điểm hiện tại là giai đoạn Chính phủ kiến tạo, mở đường, phối hợp phục vụ người dân.

“Có thể khẳng định, suốt thời gian dài sau đổi mới, chính sách đóng vai trò đột phá trong thành công của nền nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam từ nước thiếu gạo trở thành quốc gia có những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên dễ thấy, định hướng nông nghiệp vẫn là phát triển theo chiều rộng nên lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhưng lộn xộn, giá rẻ. 5 năm gần đây, tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm. Thậm chí, nửa đầu năm 2016, lần đầu tiên ngành nông nghiệp không hề tăng trưởng”, ông Sơn nói.

Về “bộ mặt” nông thôn Việt Nam, theo ông Sơn đến nay đã có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn… phát triển mạnh. Tuy nhiên, nợ đọng xây dựng cơ bản còn khá lớn. Điều quan trọng là, sự đổi thay chỉ thể hiện ở bề nổi còn thực chất các cấp, ngành địa phương cũng như người nông dân chưa thay đổi tác phong, nếp sống, vẫn chủ yếu trông chờ vào chính sách, chờ Nhà nước rót vốn để đổi mới.

“Muốn thực sự thay đổi tác phong, chuyển từ nền nông nghiệp kém cạnh tranh sang sản xuất theo chiều sâu, nâng cao giá trị và sự bền vững thì phải thông qua chính sách, tuy nhiên mấu chốt là thay đổi tư duy về chính sách của cả lãnh đạo lẫn người nông dân. Trước đây, có nhiều cách hiểu cho rằng, chính sách đơn giản là gói tiền lớn của Nhà nước để đem ra chia, hỗ trợ cho một số đối tượng. Cách hiểu đó hoàn toàn sai. Chính sách không phải là ban phát mà phải tạo động lực, kích thích để người dân tự phát huy nội lực của mình”, ông Sơn nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn về sai lầm trong xây dựng, triển khai chính sách theo hướng ban phát, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, ông Sơn đưa ra dẫn chứng, Thái Lan là ví dụ khá điển hình khi quốc gia này trợ cấp cho nông nghiệp nặng nề, nhất là lúa gạo. Thái Lan trợ cấp cho nông dân trồng lúa cả đầu vào lẫn đầu ra làm méo mó thị trường và hậu quả là tồn kho gạo Thái Lan rất lớn.

“Việt Nam không nên như vậy. Chính phủ nên đầu tư tiền vào cơ sở hạ tầng, khuyến nông, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, kết nối thị trường,… chứ không để nông dân ỷ lại vào sự hỗ trợ”, ông Sơn bày tỏ quan điểm.

Xét lại cơ cấu chính sách


Xung quanh câu chuyện chính sách cho nông nghiệp, nông dân, ông Hoàng Trọng Thủy, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nông thôn mới mới cho rằng, nhìn thẳng vào thực tế, nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều, song nền nông nghiệp không phải đang ở tầm cao mới và “cất cánh” trong hội nhập mà vẫn tương đối hạn chế. Mâu thuẫn của Việt Nam là sản xuất nhỏ trước thị trường lớn.

Muốn tháo gỡ khó khăn, cần nhất chính là chính sách, song chính sách phải đúng và “trúng”. Suốt giai đoạn 2009-2014, Nhà nước ban hành tới 28 chính sách tương đối lớn về nông nghiệp, phân ra các lĩnh vực như đất đai, vốn tín dụng, sản xuất khuyến nông, thương mại và nông sản, dân sinh và nông thôn mới, khoa học con nghệ… Tuy nhiên, trong số đó chính sách về khoa học kỹ thuật khá ít. Trong khi đó, để hội nhập, người nông dân phải vượt qua 4 “đỉnh núi” là vốn, khoa học kỹ thuật, thương hiệu và thị trường. Vì thế, thời gian tới chính sách cần điều chỉnh lại cơ cấu cho phù hợp.

“Trong hệ thống các chính sách, điều đáng bàn là bóng dáng của người nông dân khá mờ nhạt, nhất là ở khâu đàm phán hợp đồng. Nông dân luôn được cho là chủ thể của sản xuất nông nghiệp, song không được sở hữu đất đai, không có quyền định giá sản phẩm của mình,… thì làm chủ cái gì? Rõ ràng, chính sách thời gian tới phải đổi thay điều này, trao cho nông dân thực quyền”, ông Thủy nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng hội nông dân Việt Nam góp ý thêm: Trong giai đoạn mới, thay đổi tư duy làm chính sách là điều quan trọng. Về vấn đề này, báo chí nói chung cần góp “tiếng nói” quyết liệt hơn trong phản ánh tâm tư nguyên vọng, đòi hỏi chính đáng của người nông dân để cơ quan quản lý Nhà nước hoạch định chính sách cho sát thực tế, đi vào cuộc sống.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
  • Loạt ‘điểm cộng’ củaToyota Vios
  • Ngắm Honda Cub 78 dọn về dáng Cub C100 cực chất
  • Nhà sản xuất ô tô nào bán chạy nhất thế giới trong nửa đầu năm 2021?
  • Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
  • Nóng trên đường: Những tình huống khiến lái xe phải 'dựng tóc gáy'
  • Dân chơi Mỹ drift lỗi Ford Mustang, đâm vào xe khác rồi bỏ chạy
  • Honda Civic trang bị hệ truyền động hybrid được bán tại Việt Nam
推荐内容
  • Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
  • Siêu xe mô tô Harley
  • Cận cảnh bán tải “full
  • Bridgestone hợp tác cùng Hyundai Thành Công cung cấp lốp cho xe khách
  • Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
  • Vì sao ô tô mới 100% vẫn phải đưa đi kiểm định chất lượng?