【bongda.w】Điều hành lạm phát phải hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng
Giá xăng giảm liên tiếp giảm áp lực tăng giá
Từ chiều 16/9, giá bán các mặt hàng xăng tiếp tục giảm nhẹ. Đây là lần thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 7, giá xăng dầu hạ nhiệt, mặc dù giá thế giới đang có chiều hướng tăng nhẹ. Mặc dù xu hướng chung của giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng nhẹ, nhưng do chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam trong giá cơ sở được điều chỉnh giảm, nên giá cơ sở một số mặt hàng xăng dầu trong nước giảm. Cùng với đó, nhằm bình ổn thị trường, Liên Bộ Công thương – Tài chính đã điều chỉnh giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các loại dầu xuống 400 đồng/lít/kg (kỳ trước 500 đồng/lít/kg) để tăng mức giảm cho dầu diesel và giảm mức tăng đối với dầu hỏa và dầu mazut.
Những tháng cuối năm, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; nhu cầu mua sắm dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán tăng cao… sẽ là áp lực không nhỏ đối với công tác điều hành giá.
Có thể nói, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh ngày 16/9 tiếp tục được điều hành theo hướng phản ánh đúng sự điều chỉnh của chi phí đầu vào; tiếp tục gia tăng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để có dư địa cho các tháng cuối năm; duy trì mức chênh lệch giữa giá xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường.Một trong những hàng hóa phổ biến trong tiêu dùng của người dân đó là thịt lợn. Giá thịt lợn hơi sau vài ngày đầu tuần biến động thất thường, vào thời điểm này, tại miền Bắc và miền Nam hiện đã có xu hướng chững lại. Tuy nhiên, theo dự báo trong thời gian tới giá mặt hàng này có thể tăng.
Giá rau xanh sau đợt tăng cao do ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ, đến thời điểm hiện nay đã ổn định trở lại và dự báo nếu thời tiết không có biến động sẽ tiếp tục có xu hướng ổn định trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8/2019 tăng 0,28% so với tháng trước, CPI bình quân 8 tháng năm 2019 tăng 1,87% so với tháng 12/2018 và tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng này, CPI tăng do 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ hàng hóa có chỉ số giá tăng, trong đó, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế, giá thịt lợn tăng… Tuy nhiên, 3 nhóm có chỉ số giảm, trong đó có giao thông giảm đã kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này.
Cẩn trọng điều hành lạm phát cuối năm
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, hiện nay những tác động của giá điện, giá xăng dầu và các loại hàng hóa dịch vụ khác đang ngấm dần vào giá cả những mặt hàng thiết yếu. Do đó, cần kiểm soát thận trọng giá cả thị trường để tránh ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, nhất là người lao động, những người nghèo, yếu thế trong xã hội.
Theo ông Ngô Trí Long, các yếu tố tác động đến CPI ngoài yếu tố thị trường còn có yếu tố quan trọng là sự điều hành của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá, để kịp thời có dự báo và đưa ra các kịch bản về lạm phát nhằm kiểm soát lạm phát. Hàng tháng, cần có kịch bản, cập nhật biến động để tham mưu điều chỉnh chính sách kịp thời. Với mức tăng bình quân CPI 8 tháng năm 2019 là 2,26% so với cùng kỳ năm trước, ông Ngô Trí Long cho rằng, việc kiểm soát CPI ở mức dưới 4% là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên không thể chủ quan, bởi trong quý IV/2019 còn nhiều áp lực đe dọa lên mặt bằng giá. Những tháng cuối năm, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; nhu cầu mua sắm dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán tăng cao… sẽ là áp lực không nhỏ đối với công tác điều hành giá.
Ông Ngô Trí Long cho rằng, điều hành lạm phát phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra độ trễ, gây áp lực cho lạm phát trong năm sau. Để giữ CPI theo mục tiêu đề ra, thậm chí phấn đấu thấp hơn nhiều so với mục tiêu dưới 4%, trong bối cảnh có thể điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, thì cần theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới, kiểm soát tốt giá cả các mặt hàng có sức lan tỏa lớn đến đời sống của người dân như giá điện, xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm.
Cùng với đó, cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đó là rà soát để đẩy nhanh giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá. Đối với mặt hàng có xu hướng tăng như lương thực, thịt lợn, rau xanh (thời điểm mưa bão nhiều), cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý việc áp dụng bình ổn giá để bình ổn thị trường.
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Hà Tĩnh: Bắt giữ và xử lý hơn 2.200 vụ vi phạm, buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Phát hiện gần 600 thùng bia không chứng từ trong kho của doanh nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 18/6: Vàng cuối tuần đi ngang
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Áp lực tăng viện phí
- ·Phát hiện vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine ở biên giới Israel
- ·Triệu phú Trung Quốc ham học nhưng thi 27 lần không đỗ
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Nhan sắc cô bạn gái được hưởng 100 triệu Euro từ cựu Thủ tướng Berlusconi
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Tọa đàm phòng chống HIV/AIDS
- ·Bệnh viện lo lắng nếu thai phụ đổ xô làm xét nghiệm Zika
- ·Nữ bệnh nhân nhiễm Zika người Hàn Quốc làm việc tại trường học
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·SHB bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc
- ·Tổng thống Putin nói quân đội Nga đã ngăn chặn cuộc nội chiến
- ·Xu hướng mỹ phẩm thiên nhiên lên ngôi: Đâu là lối đi cho thương hiệu Việt?
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Bom chùm không ảnh hưởng chiến dịch quân sự của Nga, Ukraine hé lộ nơi sử dụng