【trực tiep bóng da】“Cỗ xe tam mã” tiếp tục tăng tốc
Xuất khẩu sang thị trường EVFTA,ỗxetammãtiếptụctăngtốtrực tiep bóng da CPTPP, UKVFTA đều tăng mạnh | |
Thúc đẩy xây dựng kế hoạch thực thi để tận dụng tốt UKVFTA | |
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA qua thương mại điện tử |
Cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo. Ảnh: H.Dịu |
Tận dụng hiệu quả các FTA
Trong phiên họp cuối cùng trước khi Chính phủ khóa XIV được kiện toàn với các thành viên Chính phủ mới, các thành viên Chính phủ đều nhất trí cho rằng, trong quý 1, chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng, không chỉ kinh tế mà văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đời sống và niềm tin của người dân tăng lên. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế quý 1/2021 cao hơn quý 1/2020, ước tăng 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%). Thủ tướng Chính phủ nhận định, “cỗ xe tam mã” của nền kinh tế là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu đã tiếp tục tăng, tốt hơn rất nhiều so với cùng kỳ.
Hiện tượng "sốt" đất diễn ra ở nhiều khu vực, gây lo ngại dòng tiền chảy từ các kênh tài chính khác sang bất động sản, tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng đã tăng 2,13% trong quý 1, đang tăng nhanh hơn so với tín dụng toàn nền kinh tế nói chung. Việc dịch chuyển dòng vốn từ ngân hàng sang bất động sản hay bất cứ kênh nào khác đều là vấn đề cần phải theo dõi. |
Cụ thể, vốn đầu tư phát triển tăng khá, tạo động lực thúc đẩy cho tăng trưởng. Trong đó, vốn đầu tư công tăng 13%, đạt 15% kế hoạch; vốn FDI thực hiện tăng 6,5%. Tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 18,5%. Đáng chú ý là đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng 6 lần. Doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,5% vốn đăng ký. Thu, chi NSNN đạt kết quả tích cực (thu ngân sách bằng 23,8% dự toán).
Cùng với đó, hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, cho thấy nền kinh tế đã và đang tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1%, Việt Nam tiếp tục xuất siêu trên 2 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân quý 1 so với cùng kỳ năm 2020 tăng 0,29%. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng khá, ước đạt 6,5%. Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng phục hồi…
Nhận xét về sự phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, ông Jacques Morisset, Kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã thể hiện được khả năng kiểm soát khủng hoảng Covid-19 và biến khủng hoảng thành cơ hội với việc bước đầu thực hiện được mục tiêu kép. Việt Nam đã nâng cao sự hiện diện trong thương mại toàn cầu và hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong các mặt hàng xuất khẩu. Quá trình chuyển đổi số được đẩy nhanh với việc kết nối, tận dụng các công cụ công nghệ thông tin mới tốt hơn…
Gia tăng chất lượng tăng trưởng
Dù đạt được nhiều kết quả đáng mừng nhưng tình hình kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trong đó, về tăng trưởng GDP quý 1, dù mức 4,48% là cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong Báo cáo tháng 1/2021 nhưng vẫn thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý 2 GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01); quý 3 cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý 4 cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Tuy nhiên nhìn vào từng chỉ số vĩ mô thành phần cũng có thể thấy vẫn còn nhiều lưu ý, như: Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2%; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%. Vận tải hành khách vẫn gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, giảm 11,8%. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi còn cao.
Để có những bước phát triển trong thời gian tới, lãnh đạo Chính phủ đã vạch ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Theo các chuyên gia, đây sẽ là những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có sự điều tiết hợp lý.
PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay, rất khó khăn để đạt mức độ tăng trưởng cả năm 6,5%, tăng trưởng đâu đó quanh 5% thì sẽ phù hợp hơn. Nhưng nếu kiên quyết đi theo mục tiêu trên thì các chính sách kinh tế phải hài hòa. Ví dụ như phải giữ được lãi suất ổn định, nhưng việc này phải chịu sự đánh đổi, hạ lãi suất có thể khiến lạm phát tăng cao. Ngoài ra, đầu tư công phải được giải ngân vào những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia, có kế hoạch, đúng đối tượng. Vì cơ sở hạ tầng là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai. Nếu cứ đầu tư dàn trải, các công trình chưa thiết yếu, được “vẽ” ra thì vừa không hiệu quả, vừa gây thất thoát vốn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục thu hút FDI, vì nguồn lực trong nước đã hạn chế trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư.
“Tăng trưởng kinh tế trong 3 quý còn lại của năm 2021 cần tiếp tục dựa vào khu vực xuất khẩu, bởi các chính sách tài khóa và tiền tệ đang đóng vai trò ít hơn so với năm 2020, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cũng chỉ hướng đến xuất khẩu. Nhưng cần nhấn mạnh là các chính sách kích thích kinh tế phải ở mức độ vừa phải, đúng trọng tâm, không gây lãng phí. Nếu không, có thể tạo thành bong bóng bất động sản, gia tăng lạm phát”, PGS.TS. Phạm Thế Anh nhấn mạnh.
Từ những vấn đề nêu trên, báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên năm 2020 vừa được công bố của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa ra nhận định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính phủ là rất khó khăn trong bối cảnh diễn biến của đại dịch còn rất khó lường. Hơn nữa, dư địa của chính sách tiền tệ và tài khóa không còn nhiều, nên khả năng mở rộng mạnh mẽ đầu tư công để tăng trưởng sẽ khó có thể kéo dài. Các chính sách hỗ trợ thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí hiện đang được thực hiện một cách dàn trải, ít có tác động thực mà có thể gây lãng phí ngân sách. Các chính sách hỗ trợ lợi nhuận hoặc hàng hóa xa xỉ là chưa phù hợp cần được thiết kế lại…
Do đó, báo cáo khuyến nghị, song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô, chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng. Cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Chuyên gia của WB cũng cho rằng, vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải “làm được bao nhiêu” mà phải là “làm sao hiệu quả hơn”, nên các chính sách cần minh bạch hơn hơn, dễ tiếp cận hơn, thúc đẩy tăng trưởng “xanh” để phát triển bền vững.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phụ nữ yêu lâu cũng thấy chán!
- ·Thông qua Luật PPP: Chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo biên độ 25%
- ·Nhà đầu tư vỡ mộng làm giàu ở thị trường bất động sản Bảo Lộc
- ·Đất ven đô có nơi tăng 2
- ·Libera Nha Trang: Giá bán và chính sách ưu đãi mới năm 2024
- ·Nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng
- ·Khuyến cáo cộng đồng người Việt tại Israel hạn chế đến các khu vực không đảm bảo an ninh
- ·Tấm sắt mỏng lớn lơ lửng trong không gian, bao phủ toàn bộ ngôi nhà 5 tầng
- ·Dọc miền sóng xanh
- ·Người lao động nghỉ, ngừng việc vì Covid
- ·Giá xăng dầu hôm nay 05/8/2024: Tăng nhẹ sau tuần giảm 5%
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 13/6: Bão số 1 ngoài biển mạnh thêm, nhiều nơi vẫn nắng nóng
- ·Kiên Giang cải thiện chi phí tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
- ·Quán cafe giao thoa giữa quá khứ và hiện tại
- ·Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Long An đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu năm 2022
- ·Sẽ trình Quốc hội nghị quyết công nhận và cho thi hành phán quyết EVIPA tại Việt Nam
- ·Từ ngày 1/7, đóng cửa một đường băng Tân Sơn Nhất để sửa chữa
- ·Bắc Giang có thể thêm khu công nghiệp 400 ha
- ·Giá vàng hôm nay 05/8/2024: Vàng miếng, vàng nhẫn đứng yên
- ·Đề nghị có biện pháp hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết