【lịch thi đấu bundesliga 2023】Cà Mau đầu tư hạ tầng để khai thác tiềm năng kinh tế biển
(CMO) LTS: Đại hội lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Thủ đô Hà Nội. Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau có 17 đồng chí do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải làm trưởng đoàn. Báo Cà Mau xin trân trọng giới thiệu nội dung tham luận của đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Đầu tư hạ tầng để khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm ở Cà Mau”.
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Với vị trí có 3 mặt giáp biển, bờ biển dài nhất nước (254 km với 87 cửa sông lớn - nhỏ ra biển), trên biển có 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, trong đó, cụm đảo Hòn Khoai gần đường hàng hải quốc tế, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải.
Tỉnh Cà Mau có đội tàu khai thác biển hùng mạnh Ảnh: Huỳnh Lâm
Vùng biển Cà Mau có diện tích thăm dò, khai thác khoảng 80.000 km2, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển ở khu vực Đông Nam Á; là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, nguồn lợi thủy sản rất dồi dào, phong phú, đa dạng về loài, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao; sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản hằng năm đạt trên 550.000 tấn, xuất khẩu sang hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt trên 1 tỷ USD.
Ngoài ra, tỉnh có tiềm năng về năng lượng điện gió, điện mặt trời, điện khí, cảng biển nước sâu, du lịch biển, đảo; có Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển của thế giới, trong đó Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là khu Ramsar của thế giới…
Kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt trên 1 tỷ USD Ảnh: Huỳnh Lâm
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW (khóa X), Nghị quyết số 36-NQ/TW (khóa XII) của Ban Chấp hành Trung ương về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, tỉnh Cà Mau đã triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. Đồng thời, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để Nhân dân hiểu rõ chủ trương, có sự đồng tình, ủng hộ, cũng như huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển.
Một số công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế biển đã và đang hoàn thành như: Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, đã kết nối thông suốt tuyến Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Mũi Cà Mau; tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp song song Quốc lộ 1A; tuyến đường hành lang ven biển phía Nam. Đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi, đê, kè trọng yếu phục vụ sản xuất, chắn sóng, chống xói lở, xâm nhập mặn. Tập trung xây dựng các đô thị phát triển kinh tế biển là thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân), Tân Thuận (huyện Đầm Dơi)… Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí đang được đầu tư và mời gọi đầu tư ở khu vực ven biển mở ra nhiều cơ hội mới để Cà Mau phát triển. Cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đang được đầu tư xây dựng kết nối hạ tầng để phục vụ du lịch sinh thái, du lịch biển, đảo.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là khu Ramsar của thế giới Ảnh: Huỳnh Lâm
Các công trình phúc lợi xã hội như điện, đường, trường, trạm, chợ, trung tâm văn hóa - thể thao, trạm nước sạch… ở các xã ven biển được quan tâm đầu tư, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,9%; trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 60%; 100% trạm y tế có bác sĩ.
Hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quản lý chặt chẽ hơn. Tỉnh đã chủ trương nghiêm cấm việc khai thác thủy sản ven bờ; coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thực hiện dự án thả rạn nhân tạo bước đầu có hiệu quả tích cực; chỉ đạo quyết liệt việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá để ngư dân không xâm phạm vùng biển nước ngoài; đầu tư xây dựng một số cảng cá, khu neo đậu, tránh trú của tàu thuyền; khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản, sản xuất nước đá, cung cấp nước ngọt, xăng dầu, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền… Qua đó đã tạo điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho ngư dân, góp phần nâng cao sản lượng khai thác thủy sản trong thời gian qua.
Cà Mau phát triển mạnh mô hình nuôi tôm công nghệ cao Ảnh: Huỳnh Lâm
Hằng năm, kinh tế biến đóng góp khoảng 55% GRDP; là tỉnh đứng đầu cả nước có số lượng nhà máy chế biến thủy sản và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội vùng biển thời gian qua ở Cà Mau vẫn còn những khó khăn, hạn chế: Là tỉnh xuất phát điểm thấp, xa trung tâm kinh tế lớn của đất nước; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, vùng ven biển, hải đảo nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển do đặc thù của tỉnh có nền đất yếu nên suất đầu tư lớn, đã và đang chịu tác động rất nặng nề của biến đổi khí hậu và thiên tai với cường độ ngày càng lớn, tần suất cao, gây sụp lún, sạt lở bờ biển, bờ sông, đường giao thông. Đặc biệt các đê biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng; nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển vẫn còn hạn chế; các mô hình sản xuất, các ngành, nghề khai thác tiềm năng biển còn nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết; tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch biển, đảo khai thác hiệu quả còn thấp.
Mô hình nuôi tôm sinh thái mang lại hiệu quả bền vững Ảnh: Thanh Chính
Từ thực tiễn công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển thời gian qua, tỉnh Cà Mau rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là: Việc đầu tư phát triển kinh tế biển phải thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; công trình xây dựng phải trên cơ sở khoa học, bảo đảm chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Hai là: Đầu tư phát triển kinh tế biển phải xác định trọng tâm, trọng điểm và cân đối được nguồn vốn thực hiện, tránh đầu tư dàn trải hoặc không đủ nguồn lực thực hiện. Quy hoạch phát triển kinh tế biển phải gắn chặt chẽ với vùng kinh tế nội địa, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Ba là: Các công trình, dự án đầu tư phải sát với thực tế địa bàn, đặc điểm dân cư, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân, thiết thực đem lại lợi ích và nâng cao được đời sống của người dân và phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bốn là: Có chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kinh tế biển, nhất là trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch biển, đảo, như chính sách hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, hỗ trợ khai thác xa bờ. Tăng cường xúc tiến thương mại, tạo đầu ra các sản phẩm của tỉnh.
Giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống ven biển Ảnh: Huỳnh Lâm
Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả là khâu đột phá chiến lược của tỉnh và xác định phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh ủy Cà Mau đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế biển bền vững. Trong đó xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất, tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, gồm cả hạ tầng các đô thị ven biển; tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, nhằm kết nối tuyến giao thông hành lang ven biển; mở rộng không gian phát triển, kết nối với các trung tâm kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết hợp sắp xếp lại dân cư ven biển, nhằm giảm thiểu thiệt hại từ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu... Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển.
Xây dựng hạ tầng giao thông trên đảo Hòn Khoai Ảnh: Nguyễn Phú
Thứ hai, chú trọng phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ - hải sản; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, xuất khẩu theo chuỗi giá trị, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ thủy sản như: Dịch vụ hậu cần nghề cá, cung ứng giống và thức ăn nuôi thuỷ - hải sản, xúc tiến thương mại sản phẩm thuỷ - hải sản chủ lực của tỉnh. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, không vi phạm vùng biển các nước; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ven bờ gắn với bảo vệ rừng phòng hộ. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến thuỷ - hải sản, phát triển các nhà máy chế biến thuỷ sản sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và các khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao tại các vùng ven biển. Tăng cường liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển.
Thứ ba, khai thác tối đa thế mạnh, tiềm năng sẵn có để phát triển năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng điện gió tuyến ven biển. Trước mắt, tập trung triển khai nhanh các dự án đã được Trung ương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện gió của quốc gia, đưa vào vận hành thương mại trước năm 2025.
Cà Mau có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo Ảnh: Huỳnh Lâm
Thứ tư, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng biển, ven biển; thực hiện tốt kế hoạch hành động của tỉnh về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Rà soát thành lập mới các khu bảo tồn biển; phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và các giống, loài thuỷ sản ở các vùng đất ngập nước, vùng ven biển, các cụm đảo, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ. Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực ven biển. Tăng cường quan trắc, giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường, ứng phó sự cố tràn dầu, hoá chất độc hại trên biển; thực hiện tốt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm cho ngư dân ven biển Ảnh: Chí Hiểu
Thứ năm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; chủ động phòng, tránh bão, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 120 ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; trong đó, ưu tiên thực hiện các dự án kè bảo vệ bờ biển Đông, kè bảo vệ đê biển Tây và các cửa sông, cửa biển, các dự án khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống xói lở bờ biển, cửa sông ven biển, sụt lún đất trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Tổ chức triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các dự án đầu tư ven biển, trên biển, đảo.
Cà Mau tập trung hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư Ảnh: Huỳnh Lâm
Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao, kịp thời đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình biến đổi khí hậu và thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, trân trọng đề nghị Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét ban hành "Nghị quyết chuyên đề phát triển kinh tế - xã hội vùng bán đảo Cà Mau thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng". Đồng thời, kiến nghị Trung ương có cơ chế đầu tư Cảng biển Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.
Với niềm tin tưởng sâu sắc vào thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau sẽ nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, đồng hành cùng các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố có biển quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa tỉnh Cà Mau trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển; góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia mạnh về biển và tiến đến một cường quốc biển./.
(*) Tựa do Báo Cà Mau rút từ nội dung tham luận của Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nông dân 'xé rào' xuống giống hàng ngàn hécta lúa Thu Đông
- ·Vào mùa trái chín vàng rực, dân vùng đồi Bắc Giang lại thu 2.300 tỷ
- ·Tổng cục Hải quan lắng nghe ý kiến về chương trình "Doanh nghiệp ưu tiên"
- ·Vẫn gia hạn nộp và hoàn thuế GTGT đối với máy móc nhập khẩu tạo tài sản cố định
- ·Long An phê duyệt 11 khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
- ·Vàng lên 62 triệu, thị trường sôi sục, rủi ro chực chờ
- ·Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- ·Hải quan Lạng Sơn: Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Corona
- ·Ông Nguyễn Tấn Phong giữ chức chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM nhiệm kỳ 2020
- ·Thanh niên Hải quan Đà Nẵng khởi động tháng thanh niên bằng nhiều hoạt động
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thế giới
- ·Thông quan hàng hóa tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm
- ·Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- ·Tổng cục Thuế thông báo tuyển dụng 434 công chức năm 2019
- ·Lòng đường quốc lộ 1A cũ biến thành sân phơi lúa
- ·Không cấp hóa đơn lẻ đối với hợp đồng nhân công thuê ngoài
- ·Có chủ trương nhưng chậm hướng dẫn: DN khó khăn vẫn bị thúc đòi tiền
- ·Thái Lan, Việt Nam đang bàn hợp tác ‘bong bóng du lịch’
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết Công ty Cổ phần IDTT
- ·Giá vé đường bay trục Hà Nội