【scotland vs đảo síp】HSBC: Việt Nam có tiềm năng trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ 2 ASEAN vào 2030
Với 70% dân số trẻ,ệtNamcótiềmnăngtrởthànhthịtrườngcôngnghệsốlớnthứASEANvàscotland vs đảo síp Việt Nam là thị trường tiềm năng cho thanh toán điện tử HSBC: 60% doanh nghiệp tại Việt Nam dự định đầu tư vào công nghệ và số hóa |
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn nhất về công nghệ số ở ASEAN |
Đầu tư liên quan đến công nghệ số đang diễn ra sôi động ở Đông Nam Á. Trong đó, Alibaba dự định xây một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về công nghệ số.
HSBC đánh giá, với dân số hơn 100 triệu người và tỷ lệ trong độ tuổi lao động gần 70%, Việt Nam có tiềm năng mạnh mẽ đối với tiêu dùng công nghệ số. Theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%.
Xét về tổng giá trị giao dịch, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ 2 ASEAN vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. HSBC kỳ vọng sự tăng trưởng sẽ được thúc đẩy bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển.
Không chỉ thuận lợi về nhân khẩu học, sự gia tăng nhanh chóng số lượng người dùng internet của Việt Nam cũng giúp mở rộng thị trường công nghệ số. Hiện Việt Nam có gần 80% dân số sử dụng internet nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đã tăng hơn gấp đôi so với cách đây một thập kỷ.
Tuy nhiên, mặc dù số lượng người dùng internet tăng trưởng đáng kể, mức độ ứng dụng công nghệ số trong một số lĩnh vực lại chậm lại phía sau. Theo dữ liệu năm 2021-2022 của World Bank, Việt Nam đi sau Singapore, Thái Lan và Malaysia về sử dụng các giải pháp thanh toán phi tiền mặt, mặc dù nỗ lực chuyển dịch sang thanh toán số đã tăng tốc từ đó tới nay.
Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số có nhiều cơ hội để triển khai trong nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, thương mại vẫn còn là một ngành sử dụng giấy tờ tương đối nhiều. Điều này có thể làm tăng chi phí và chậm trễ, tạo ra tắc nghẽn trong dòng chảy thương mại. Mặc dù Cổng thông tin một cửa quốc gia ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhưng vẫn còn một số tồn tại như việc sử dụng chữ ký điện tử vẫn còn hạn chế, đồng nghĩa với một số thủ tục vẫn cần giải quyết bằng giấy tờ. Do đó, các biện pháp ứng dụng số hóa khác trong thương mại cho thấy dư địa để chuyển dịch sang hành chính không giấy tờ.
Mặc dù vậy, một phần khó khăn bắt nguồn từ tỷ lệ người dân hiểu biết về công nghệ còn thấp, làm chậm quá trình phổ biến công cụ số và hạn chế việc sử dụng hiệu quả các công cụ này. Xét về kỹ năng và nhân tài trong lĩnh vực số hóa, Việt Nam đang đứng sau các nước khác trong khu vực, dẫn tới hạn chế cơ hội tận dụng lợi thế của số hóa.
Điều đáng khích lệ là Chính phủ nhận thức rất rõ những thách thức này và đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ chuyển đổi số của nền kinh tế. Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hướng tới xây dựng 3 trụ cột gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, Chính phủ đã đề ra một số mục tiêu tham vọng trong những năm gần đây, bao gồm tới năm 2030, giải quyết trực tuyến toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính.
HSBC cũng nhấn mạnh vai trò của việc đảm bảo nguồn năng lượng bổ sung để tiếp sức cho đà tăng trưởng này. Một yếu tố đóng góp chính là Nghị định 53/2022/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Sự gia tăng khối lượng dữ liệu trong nước trong tương lai cho thấy sẽ có thêm nhiều trung tâm dữ liệu mọc lên. Đây có thể là một phần yếu tố trong quyết định xây dựng một trung tâm dữ liệu ở Việt Nam của Alibaba.
Điều đó càng nhấn mạnh mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế số và khả năng đáp ứng về mặt năng lượng, vốn đã chứng kiến một số thách thức. World Bank đã ước tính phí tổn kinh tế của các đợt cắt điện tháng 5 và 6 năm ngoái tương đương 0,3% GDP, đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất. Trong bối cảnh nhu cầu điện sẽ còn gia tăng thêm, mở rộng và cải thiện nguồn cung cũng như hạ tầng điện của Việt Nam sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Từ thực tế như trên, HSBC cho rằng, để tận dụng điều kiện thuận lợi về nhân khẩu học và đạt được các tham vọng số hóa, các khoản đầu tư cần được hướng không chỉ vào các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI) mà còn vào các lĩnh vực nền tảng như giáo dục công nghệ số và hạ tầng truyền thống. Trên thực tế, quá trình này không chỉ đang diễn ra ở Việt Nam mà còn trên toàn khu vực ASEAN.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·IOC cho phép 2 võ sĩ từng trượt kiểm tra giới tính được thi đấu tại Olympic
- ·Triều Tiên tiếp tục bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn
- ·Tổng thống Mỹ Obama: Chiến dịch ở Iraq sẽ kéo dài vài tháng
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Ngọn lửa hồi sinh
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho Somalia
- ·Đào tạo chó nghiệp vụ phát hiện tiền nhập lậu
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Olympic 2024: Đức Phát để lại ấn tượng mạnh trước tay vợt thứ 13 thế giới
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Pháp chính thức mở cuộc điều tra Tổng Giám đốc IMF Lagarde
- ·Hoãn thi đấu ba môn phối hợp của nam do nước sông Seine vẫn ô nhiễm
- ·Cựu Tổng thống Gorbachev: Chiến tranh Lạnh mới đang cận kề
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Triều Tiên tăng gấp đôi quân nhân phục vụ chiến tranh mạng
- ·Mỹ, Trung Quốc tiếp tục bám đuổi sít sao trên bảng tổng sắp huy chương
- ·Olympic 2024: Võ sĩ judo Hoàng Thị Tình thua ngay ở vòng đầu
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Olympic 2024: Đông Nam Á có HCV đầu tiên