【nhà cai】Chuyển biến trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Tiếp đó, tháng 8-2012, 9 bộ, ngành gồm: Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Công Thương; Công an, Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ký kết Chương trình phối hợp hành động số 2198/CTHĐ/BKHCN-BVHTTDL-BNNPTNT-BTC-BCT-BCA-BTTTT TANDTC-VKSNDTC về phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn II (2012-2015). Có thể coi đây là Chương trình hành động 168 giai đoạn II. So với giai đoạn I, Chương trình hàng động 168 giai đoạn II (2012-2015) có bổ sung hai thành viên là: Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Chương trình hàng động cũng có một số điểm mới như tập trung vào nội dung cam kết của các bộ, ngành trong việc đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, đặc biệt là sẽ thiết lập một cơ chế cung cấp thông tin về tình hình thực thi quyền SHTT của từng bộ, ngành.
Đơn cử như xây dựng một cơ sở dữ liệu, website dùng chung cho các bộ, ngành để công bố các thông tin liên quan đến các vụ việc xâm phạm quyền SHTT điển hình đã bị xử lý hoặc xét xử; cập nhật (ít nhất 1 bài viết/tháng và từ 2 đến 3 vụ việc điển hình/quý) về hoạt động thực thi quyền SHTT thuộc lĩnh vực chuyên trách của các bộ, ngành trên website chung. Ngoài ra, Ban thường trực của Chương trình cũng được thành lập, gồm đại diện của các bộ, ngành tham gia và chỉ định Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban Thường trực.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; tăng cường hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thực thi và tăng cường hợp tác quốc tế về SHTT. Các lực lượng đã phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý có hiệu quả theo đúng cam kết được ghi nhận tại Chương trình hành động 168. Đơn cử như các lực lượng Hải quan, Công an đã tích cực phối hợp với thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý 40 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; cơ quan Công an phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thanh tra việc thực hiện về quyền tác giả, quyền liên quan đối với 83 DN…
Là một trong những lực lượng thành viên cùng phối hợp thực hiện Chương trình hành động 168, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tiếp nhận và xử lý 64 đơn yêu cầu kiểm tra giám sát; 71 đơn yêu cầu gia hạn thời gian yêu cầu, kiểm tra giám sát hàng hóa liên quan đến SHTT. Riêng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các Hải quan địa phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai xử lý 24 vụ xâm phạm quyền SHTT, vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng hóa không có giấy phép, không đủ điều kiện NK… Cơ quan Hải quan đã bắt giữ, xử lý một lượng lớn hàng giả, xâm phạm quyền SHTT; thu giữ 1.272 đèn sưởi phòng tắm xâm phạm nhãn hiệu; 37.020 bộ quần áo thời trang, thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas, Puma, Nike; 2.325 sản phẩm nước hóa giả mạo nhãn hiệu; 800 thùng phụ gia dầu nhờn giải mạo nhãn hiệu P.T và hình (Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu "P.T. & Hình"); 5.000 hộp đựng kính mắt giả mạo hãnh hiệu Crocodile…
Liên quan đến bảo hộ quyền SHTT, Tổng cục Hải quan chủ động đưa tin hoạt động về kiểm soát biên giới, chống buôn lậu, hàng giả, xâm phạm SHTT trên các trang thông tin điện tử; tổ chức 2 lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thực thi quyền SHTT, chống hàng giả tại biên giới cho 120 CBCC… Cục Điều tra chống buôn lậu và Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực SHTT tại Hà Nội. Việc ký thỏa thuận hợp tác khẳng định quyết tâm của hai Chính phủ. Tới đây, hai bên sẽ nỗ lực phát huy, hỗ trợ lẫn nhau, trong việc đầy lùi các hành vi vi phạm liên quan đến quyền SHTT, thể hiện sáng kiến chung Việt-Nhật giai đoạn 5. Để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản, cộng đồng DN Nhật Bản đã thông qua chương trình sáng kiến chung này, Tổng cục Hải quan sẽ thiết lập cơ chế trao đổi thông tin như khi phát hiện có hàng hóa nghi vấn sẽ cung cấp những hình ảnh liên quan đến hàng hóa đã đăng ký quyền SHTT (như bản quyền, ý tưởng công nghiệp, thương hiệu).
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2014, các lực lượng chức năng của các ngành như Hải quan, Công an, Quản lý thị trường… đã tiếp nhận 18.329 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả (tăng 4.000 vụ so với cùng kỳ năm 2013). Trong số này, các lực lượng đã xử lý 18.209 vụ. Trong đó, từ chối xử lý 11 vụ (do đơn yêu cầu xử lý không đủ điều kiện giải quyết); công nhận thỏa thuận của các bên 34 vụ; phạt cảnh cáo 10 vụ; phạt tiền 18.034 vụ việc, với tổng số tiền 73 tỷ đồng; khởi tố 120 vụ án về hàng giả và xâm phạm quyền SHTT với 196 bị can; cơ quan cảnh sát truy tố 84 vụ với 140 bị can. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa phùn và sương mù liên tiếp, trưa hửng nắng
- ·Khai trương Trung tâm Ngoại ngữ SYDNEY
- ·Tuyển sinh đại học 2024: Điểm chuẩn “leo thang” ở hầu hết các ngành
- ·Thương lắm thầy cô ơi!
- ·Những điểm mới về sử dụng mạng xã hội từ 25
- ·Đồng Xoài nhất tỉnh kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9, năm học 2022
- ·Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
- ·Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Nỗ lực về đích đúng hẹn
- ·Thủ tướng Lý Quang Diệu trong bài điếu văn cảm động của con trai
- ·Lần đầu tiên các trường THPT Hàn Quốc tuyển chọn học sinh Việt Nam
- ·Vệ tinh NASA có thể dự đoán hạn hán và lũ lụt
- ·144 đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XII
- ·Hội chữ thập đỏ tỉnh trao 50 suất học bổng cho học sinh hiếu học
- ·Năm 2023, Công an tỉnh Bình Phước tuyển sinh được 70 chỉ tiêu
- ·Bắt hơn 1.200 đối tượng đánh bạc
- ·Dạy học trực tiếp ở địa bàn có nguy cơ dịch thấp
- ·Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Mong giảm môn thi để bớt áp lực cho học sinh
- ·Những ngày đầu em vào lớp 1
- ·Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: 'Không biết tôi chết lúc nào!'
- ·Thư của Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi ủng hộ giúp đỡ người nghèo