会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo israel】"Là chiếc lá thì việc của mình phải xanh"!

【soi kèo israel】"Là chiếc lá thì việc của mình phải xanh"

时间:2024-12-23 22:06:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:641次

Báo Cà Mau(CMO) "Nghề giáo cho tôi quá nhiều thứ, mà thứ quý nhất là có những thế hệ học trò thành đạt, những đồng nghiệp yêu thương luôn hết lòng vì sự nghiệp chung. Nếu như ngày xưa không có lối rẽ sư phạm chắc giờ tôi chỉ là một cô thợ may lành nghề...". Nhà giáo Phạm Mỹ Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, nói về mình một cách bình thản.

Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên về "cô giáo với trình độ lớp... 7", cô Nga cười một cách chân tình. Thì ra ngày đó giáo viên rất hiếm, đặc biệt những xã vùng sâu, vùng xa như xã Trần Hợi quê hương cô. Chính vì thế, những học sinh sau khi học hết lớp 6, lớp 7 đã được tuyển sinh vào lớp sư phạm cấp tốc và có thể đứng lớp.

Từ cô giáo tiểu học...

Nhà nghèo, việc học của cô Mỹ Nga cũng vì thế mà gián đoạn khi mới vừa xong chương trình lớp 7. Những chuỗi ngày tiếp theo của cô Nga là những chuyến rong ruổi theo cha mẹ trên các chuyến bán hàng bông. Thương con gái mới vào đời đã phải vất vả, mong ước cho con có một tương lai tươi sáng và ổn định hơn, cha cô quyết định lấy số tiền tích cóp rất ít ỏi để cho con theo học nghề may.

Nụ cười rạng rỡ của NGUT Phạm Mỹ Nga trong ngày tri ân nhà giáo 20/11.

Sau một thời gian học may và đã có tay nghề, tưởng chừng sẽ gắn bó lâu dài với công việc này theo nguyện vọng của gia đình, nhưng rồi cái duyên nghề giáo tình cờ lại đến. Trường làng thiếu giáo viên dạy tiểu học và sẵn đang có khoá tuyển sinh lớp sư phạm cấp tốc, cô quyết định đăng ký học, mục đích ban đầu là để thoả mãn sự tò mò, muốn khám phá về một công việc mà xưa giờ cô được nghe nhiều là nghề cao quý.

Nghiễm nhiên trở thành cô giáo ở tuổi 17 sau 2 tháng học khoá "sư phạm cấp tốc", năm 1981 cô về công tác tại Trường Phổ thông xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Ban đầu việc giảng dạy của cô Nga gặp không ít khó khăn, nhưng niềm yêu nghề cũng từ đó nhen nhóm trong lòng cô giáo trẻ.

"Thời bao cấp, đặc biệt ở xã nghèo nên thời gian đầu dạy học tương đối gian nan. Trường lớp bằng lá đơn sơ, có những buổi học cô trò bì bõm vì ngập nước hay mưa dột, nhưng thấy các em nhọc nhằn trong việc tìm con chữ rất thương và tôi lấy đó làm động lực để phấn đấu nhiều hơn cho nghề", cô Nga tâm sự.

Ý thức được "làm thầy là phải có chữ" nên bên cạnh việc giảng dạy, sau mỗi mùa hè cô Nga tiếp tục bổ túc dần về chuyên môn cũng như trình độ văn hoá. Miệt mài chịu khó học dần lên trung học chuyên nghiệp sư phạm và đại học" mà theo cô là đi từng nấc thang một để góp nhặt kiến thức làm sao để xứng tầm là một con đò mang tri thức cho thế hệ học sinh.

Nhắc về một thời gian khó để bám nghề, trong ký ức cô Nga không thể quên những ngày phải chèo xuồng thật xa để đến lớp, đôi khi phải dạy lớp ghép vì thiếu phòng học. Có năm dạy ở nơi khó khăn, ngày 20/11 các thầy cô phải bơi xuồng đến nhà dân để xin gạo, muối, chuối, dừa... tập trung về trường để tổ chức buổi tiệc nhỏ ấm cúng mừng ngày Hiến chương. Đối với cô đó là những kỷ niệm thật đẹp.

... đến hiệu trưởng hết lòng vì sự nghiệp chung

Nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, cô thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các học trò tiếp thu kiến thức dễ dàng. Năm 2000, cô Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công đoàn kiêm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu và giữ chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung từ năm 2003 đến nay. Vai trò mới gặp không ít áp lực bởi theo cô nó đòi hỏi suy nghĩ phải trưởng thành hơn, tiếp cận và giải quyết công việc bằng góc nhìn đa chiều.

Đối với NGƯT Phạm Mỹ Nga, nghiệp nhà giáo như một lối rẽ hài lòng trọn vẹn.

Đối với công việc, cô Nga được biết đến là một lãnh đạo luôn gắn với sự chuẩn mực, chu đáo và nhiệt tâm, đối với đồng nghiệp cô giống như một người bạn, người chị luôn quan tâm và tạo được mối đoàn kết nhất trí trong tập thể. Hầu hết các giáo viên, nhân viên nhà trường đều coi "lãnh đạo" của mình như một tấm gương lớn để noi theo học tập.

"Ở cô hội tụ đủ các mặt tốt về đạo đức, tác phong. Cách làm việc nguyên tắc nhưng lại rất mềm mỏng, nhẹ nhàng. Cô luôn kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt", cô Võ Thị Lệ Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung cho biết.

Là người đồng nghiệp lâu năm cùng gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Nguyễn Thị Tú, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Quang Trung, bày tỏ: "Ở cô Nga luôn toát lên sự gần gũi, đối với học sinh, cô luôn quan tâm giúp đỡ, đồng thời tạo được mối quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, cô còn hỗ trợ hết mình từ vật chất lẫn tinh thần để công đoàn trường hoạt động tốt và ngày một vững mạnh. Với tôi, cô là một lãnh đạo tuyệt vời".

Một trong những yếu tố quan trọng khác được cô xác định làm kim chỉ nam trong công tác quản lý đó là sự công bằng và khách quan. Có lẽ vì thế mà gần 15 năm giữ chức vụ hiệu trưởng cô chưa bao giờ tự quyết bất cứ một vấn đề gì dù là nhỏ nhất. Tất cả các định hướng đều được thông qua tập thể để xây dựng và góp tiếng nói chung, đồng thời những ý kiến của từng cá nhân đều được ghi nhận bằng một thái độ trân trọng.

Nhìn về những thành quả đã đạt được trong suốt một hành trình dài, cô Nga cho rằng bản thân mình luôn cảm thấy hài lòng với những gì đã cống hiến và nhận lại. Rất nhiều bằng khen và giải thưởng cao quý mà theo cô đó là nhờ sự ủng hộ, đồng thuận từ chính tập thể đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và nhiều thế hệ học trò trong suốt bao nhiêu năm qua.

Với quan niệm: "Là chiếc lá thì việc của mình phải xanh" nên sự yêu nghề và khát khao được đóng góp cho sự nghiệp mà mình theo đuổi vẫn luôn bừng cháy mặc tuổi tác. "Còn khoảng 2 năm nữa là về hưu nhưng tôi không cảm thấy nuối tiếc vì đó là quy luật, chỉ mong quãng thời gian công tác còn lại sẽ được trôi qua một cách ý nghĩa nhất và trọn vẹn nhất", cô Nga bộc bạch với sự phấn khởi luôn đong đầy trong ánh mắt./.

Phúc Phúc

Nhà giáo Phạm Mỹ Nga sinh năm 1964, ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Sau 36 năm công tác trong ngành giáo dục cô đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009, Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng năm 2013. Năm 2017, cô là 1 trong 3 nhà giáo của tỉnh Cà Mau đủ điều kiện xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

 

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc, Indonesia
  • Chi hỗ trợ tiền ăn, bồi dưỡng chống dịch COVID
  • Tang lễ diễn viên Lê Hữu Thủy
  • Cần 250 tỷ để tổ chức một liên hoan phim quốc tế thành công
  • Toàn văn Báo cáo Thủ tướng trình bày trước Quốc hội
  • Nhà thơ Trần Nhật Minh qua đời ở tuổi 43
  • Giám đốc KBNN Quảng Bình: “Trách nhiệm công vụ được đặt lên hàng đầu”
  • Ecopark ra mắt căn hộ view sân golf, mặt hồ Aqua Bay Sky Residences
推荐内容
  • Bảo vệ và xây dựng môi trường trong khu, cụm công nghiệp
  • Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Cây đại thụ trong rừng văn hoá dân gian ngã xuống
  • Bộ Y tế tiếp nhận 20 tỷ đồng tài trợ nghiên cứu vắc xin ngừa Covid
  • Chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nghèo người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách
  • Giai đoạn 2020
  • Năm 2021, Khánh Hòa phấn đấu đạt doanh thu du lịch 17.500 tỷ đồng