【kết quả u20 pháp】Các địa phương giải ngân vốn nước ngoài mới đạt 5,71% kế hoạch
5 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 15%
Theácđịaphươnggiảingânvốnnướcngoàimớiđạtkếhoạkết quả u20 phápo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, tính đến ngày 15/5/2024, kết quả giải ngân vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm của các địa phương vẫn khá thấp. Cụ thể, năm 2024, các địa phương được giao tổng kế hoạch vốn là 24.172,86 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công là 9.456,86 tỷ đồng (53/63 địa phương), vốn vay lại là 14.716 tỷ đồng (51/63 địa phương).
Tính đến 15/5/2024, tỷ lệ kế hoạch vốn các địa phương đã phân bổ và nhập Tabmis cho các dự án đối với vốn đầu tư công ngân sách trung ương (NSTW) là 91,7% kế hoạch vốn được giao, vốn vay lại là 84,2% kế hoạch vốn được giao.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Đức Minh |
Lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương là 5,7% kế hoạch vốn được giao (tính cho cả kế hoạch vốn cấp phát và vay lại) cao hơn cùng kỳ năm 2023 là 4,9%. Mới có 5/53 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%, 28/53 địa phương chưa giải ngân vốn ngân sách trung ương cấp phát bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Qua quá trình làm việc với các địa phương, các dự án và theo dõi số liệu giải ngân của các dự án, Bộ Tài chính thấy nổi lên các vướng mắc trong khâu điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, sử dụng vốn dư.
Có phát sinh vướng mắc về việc các dự án nhóm B sau khi địa phương hoàn thành thủ tục gia hạn giải ngân dự án (thuộc thầm quyền của hội đồng nhân dân tỉnh) thì phải thực hiện thủ tục gia hạn thời gian bố trí vốn (thẩm quyền của TTCP). Thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư của các địa phương tham gia thực hiện dự án Ô một phần (dự án có nhiều cơ quan tham gia) còn chưa rõ ràng, các tiểu dự án cần điều chỉnh thuộc nhóm B, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư là HĐND tỉnh/thành phố, tuy nhiên vẫn trình lên cấp Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt điều chỉnh.
Bên cạnh đó, vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện và giải ngân, bao gồm các vướng mắc trong khâu đấu thầu hoặc hợp đồng thương mại; giải phóng mặt bằng; điều chỉnh thiết kế; chậm tiến hành công tác nghiệm thu, thanh toán...
Vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện và giải ngân phát sinh ở 12/94 dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 tại 11/53 địa phương. Nhóm vướng mắc này có xu hướng giảm so với năm 2023 (có ở 49/168 dự án và phát sinh ở 47/50 địa phương). |
Theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, năm 2024 có một số địa phương đã lúng túng trong việc lập kế hoạch vốn, không dự kiến được tiến độ thực hiện dự án và số vốn cần giải ngân nên đã lập kế hoạch vốn không sát với thực tế, thậm chí không lập kế hoạch vốn cho các dự án còn thời hạn giải ngân.
Tại hội nghị, các địa phương cũng đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai giải ngân vốn ODA. Theo ông Lê Sinh Tiến - Phó phòng Kế hoạch và đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội), năm 2024, Hà Nội có 6 dự án ODA được giao kế hoạch vốn là 3.895 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các dự án.
Các địa phương nêu rõ các vướng mắc, kiến nghị để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2024. Ảnh: Đức Minh |
Năm 2024, 6 dự án ODA của TP. Hà Nội được giao gần 3.896 tỷ đồng. TP. Hà Nội đã hoàn thành nhập Tabmis toàn bộ kế hoạch giao năm 2024 cho các dự án theo quy định, và không có vốn ODA năm 2023 kéo dài sang năm 2024.
Tuy nhiên, ước thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 của TP. Hà Nội thấp là do các vướng mắc liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và gia hạn các hiệp định vay. Đơn cử như Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội đã cơ bản được giải quyết tuy nhiên việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án và gia hạn các hiệp định vay chậm so với kế hoạch đặt ra.
Ông Sinh cũng cho biết, hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã tích cực chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành giải quyết.
Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất
Theo ông Bùi Việt Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), việc giải ngân vốn ODA đặc biệt là nguồn vốn của chính quyền địa phương vay lại rất thấp. Qua theo dõi những năm qua cho thấy, việc đăng ký kế hoạch vốn với thực tế giải ngân chỉ tương ứng đạt 50% đăng ký.
Do vậy, ông Hưng mong các địa phương thúc đẩy giải ngân vốn ODA đảm bảo mục tiêu Chính phủ giao. Bên cạnh đó, khi xây dựng dự toán, các địa phương phải bám sát mục tiêu tiến độ giải ngân, tránh tình trạng đăng ký, nhưng lại không thực hiện được. Nếu địa phương đăng ký vốn vay lại nhưng không giải ngân được cũng sẽ làm hạn chế nguồn vốn cho địa phương thực hiện giải ngân được.
Đại diện các đơn vị của Bộ Tài chính nêu các giải pháp thúc đẩy giải ngân. Ảnh: Đức Minh |
Đề cập tới giải pháp trong thời gian tới, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết, để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2024, Bộ Tài chính sẽ đảm bảo thời gian xử lý đơn rút vốn đúng quy định; tổ chức các đoàn trực tiếp làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công. Trong đó tập trung các dự án lớn, các địa phương được giao nhiều kế hoạch vốn; tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ như rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho ý kiến không phản đối.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án; hướng dẫn rõ ràng hơn cho các địa phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với các dự án Ô triển khai tại nhiều cơ quan.
Các địa phương và ban quản lý dự án cần rà soát, đánh giá chi tiết khả năng giải ngân của từng dự án, đặc biệt các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để đảm bảo đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính.
Ông Hoàng Hải nhấn mạnh, trường hợp các dự án không có khả năng hoàn thành theo tiến độ cần phải có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước 30/6/2024 để phối hợp thực hiện.
Đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các địa phương cần báo cáo và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh. Các địa phương phối hợp với Bộ Tài chính để điều chỉnh thời hạn giải ngân, điều chỉnh phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký (nếu có).
Các dự án có vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai, các địa phương, ban quản lý dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; hoàn thiện các thiết kế kỹ thuật, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc đấu thầu hợp đồng; sớm xử lý các vướng mắc phát sinh trong từng khâu thực hiện dự án.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hanoi Gift Show 2020
- ·Làm rõ nghi vấn về việc hộp sọ của Shakespeare bị đánh cắp
- ·Hơn 1 triệu người Anh ký đơn đòi trưng cầu lại về Brexit
- ·Trung Quốc bắn tên lửa thật trong cuộc tập trận ở Biển Đông
- ·Từ ngày 21/3, khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam phải cách ly bắt buộc 14 ngày
- ·Cậu bé béo nhất thế giới mong muốn được tới trường học
- ·Mỹ phát triển tàu ngầm tự hành để răn đe Trung Quốc tại Biển Đông
- ·Hacker Nga trộm gần 350.000 USD từ ATM khắp Thái Lan
- ·Chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
- ·Thủ tướng Ukraine tuyên bố từ chức
- ·Bắc Giang 'xẻ' đất công viên cho doanh nghiệp làm sân golf: Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ
- ·Cháy khu chợ Pakse, tiểu thương người Việt thiệt hại nặng
- ·IISS: Tên lửa Musudan của Triều Tiên không thể bắn tới Guam
- ·Mỹ và Nga nỗ lực chấm dứt tình trạng giao tranh tại Aleppo
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 11 ca nhiễm Covid
- ·Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục oanh kích ở Syria, hơn 70 thương vong
- ·Triều Tiên công bố chiến lược 5 năm về phát triển đất nước
- ·New Zealand cảnh báo Trung Quốc về vấn đề xây đảo ở Biển Đông
- ·Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần ở tuổi 85
- ·Nổ pháo hoa, 6 người quốc tịch Myanmar thiệt mạng